Page 530 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 530

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                  Ðịa điểm đó cần hội đủ các điều kiện: Nằm trong căn cứ địa Việt Bắc, phong
                  trào mạnh, quần chúng giác ngộ cao, địa thế thuận cả tiến công lẫn phòng

                  ngự, giao thông thuận lợi và nhất là gần Trung ương.
                      Nhận được lệnh, Võ Nguyên Giáp quay trở lại Kim Quan Thượng, cùng
                                                                                      1
                  đồng chí Song Hào và Ban Lãnh đạo Phân khu Nguyễn Huệ , bàn bạc và đi
                  đến quyết định chọn Tân Trào làm trung tâm kháng chiến, nơi đặt “đại bản
                  doanh”. Đây là địa điểm hội tụ đủ các điều kiện: nằm trong căn cứ địa Việt Bắc,
                  phong trào quần chúng giác ngộ cao,  địa thế thuận tiện cả tiến công lẫn
                  phòng ngự, giao thông thuận lợi, gần Trung ương, đáp ứng đầy đủ các yêu

                  cầu đặt ra. Việc lựa chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo cách mạng do có
                  cả ba yếu tố nhân hòa, thiên thời, địa lợi, thể hiện sự quán triệt chỉ thị của
                  Hồ Chí Minh, đồng thời là sự sáng tạo, tầm nhìn chiến lược của đồng chí

                  Võ Nguyên Giáp và các đồng chí trong Phân khu ủy Nguyễn Huệ.
                      Từ cuối tháng 5/1945, lán Nà Lừa (Tuyên Quang) trở thành  đại bản
                  doanh của vị Tổng Tư lệnh tối cao của dân tộc, nơi quyết  định mọi chủ
                  trương dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong

                  cả nước. Ngày 4/6/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị cán bộ đầu
                  tiên ở Tân Trào. Tại hội nghị này, Người đã ra chỉ thị sáp nhập hai chiến
                  khu ở hai vùng thuộc Việt Bắc lại thành một căn cứ địa kháng Nhật duy

                  nhất. Hội nghị ra quyết định thành lập Khu giải phóng.
                      Tân Trào trở thành “Thủ đô của Khu Giải phóng” và là trung tâm liên
                  lạc giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh với Trung ương ở miền xuôi, với các chiến khu
                  trong cả nước và phái bộ Mỹ ở Côn Minh (Trung Quốc). Ủy ban Chỉ huy lâm
                  thời Khu giải phóng cũng  được thành lập, Võ Nguyên Giáp  được chỉ  định

                  làm Ủy viên thường trực Ủy ban, đặc trách về quân sự.
                      Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang cũng là quá trình hoàn chỉnh
                  chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng. Nêu cao ngọn cờ đại nghĩa

                  dân tộc,  đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết,  Đảng và lãnh tụ
                  Hồ Chí Minh đã phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
                  thông qua việc thành lập Mặt trận Việt Minh, đồng thời giải quyết thành
                  công một loạt vấn đề then chốt trong tư tưởng lý luận về khởi nghĩa vũ trang,

                  _______________

                      1. Chiến khu Nguyễn Huệ thường gọi là Khu B, ở hữu ngạn sông Cầu, gồm một phần Thái
                  Nguyên, một phần Bắc Kạn và cả hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

                  528
   525   526   527   528   529   530   531   532   533   534   535