Page 527 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 527
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
giữ vững được mối liên lạc, lúc hoạt động vũ trang các đội du kích mới có thể
vận động một cách dễ dàng” .
1
Thực hiện chỉ thị của Người, cán bộ hai khu căn cứ Cao Bằng và
Bắc Sơn - Võ Nhai họp bàn việc mở rộng phong trào, quyết tâm mở thông
liên lạc giữa hai khu căn cứ về xuôi, liên lạc với Trung ương Đảng. Ngay
trong tháng 2/1943, tại cuộc gặp giữa các đồng chí lãnh đạo căn cứ địa Cao
Bằng, trong đó có Võ Nguyên Giáp, với các đồng chí chỉ huy Cứu quốc quân ở
Lũng Hoài (Hòa An, Cao Bằng) đã đi đến thống nhất: “Xúc tiến việc thành
lập các đội xung phong Nam tiến do đồng chí Văn (tức đồng chí Võ Nguyên
Giáp) trực tiếp chỉ huy. Cứu quốc quân sẽ cử một tiểu đội lên Cao Bằng để
cùng các đồng chí ở Cao Bằng đánh thông đường về xuôi” .
2
Đồng chí Chu Văn Tấn trở lại Bắc Sơn - Võ Nhai củng cố phong trào, mở
đường liên lạc với Cao Bằng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp thực hiện nhiệm vụ
Nam tiến nhằm “thống nhất chỉ huy, phân phối lực lượng, đảm bảo thắng
lợi” như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ thị. Nhiệm vụ là tiến về xuôi, xây
dựng phong trào cách mạng, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng đầu tiên theo đường lối quân sự của Đảng. Đó là kết hợp chính trị với
quân sự, xây dựng “con đường quần chúng” cho lực lượng vũ trang.
Theo sự phân công của Nguyễn Ái Quốc và Liên tỉnh ủy Cao - Bắc -
Lạng, Võ Nguyên Giáp được cử đi tổ chức cơ sở Việt Minh ở tổng Kim Mã,
thuộc châu Nguyên Bình, làm chỗ đứng chân, mở đường Nam tiến, phát
triển phong trào về xuôi. Chủ trương mở rộng căn cứ địa, hình thành các con
đường liên lạc giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh lân cận được tiến
hành khẩn trương.
Hướng Nam tiến từ trung tâm Cao Bằng phát triển xuống Bắc Kạn, Thái
Nguyên do Võ Nguyên Giáp phụ trách. Đây là hướng trung tâm và quan trọng
nhất, có nhiệm vụ mở con đường liên lạc từ Cao Bằng qua Ngân Sơn, Chợ Rã
(Bắc Kạn) nối liền với Chợ Đồn - Chợ Chu (Thái Nguyên). Võ Nguyên Giáp
tổ chức 19 đội xung phong Nam tiến. Hàng trăm cán bộ, thanh niên nam nữ
_______________
1. Võ Nguyên Giáp: Khu Giải phóng - một sự nghiệp vĩ đại của phong trào giải phóng dân
tộc, Nxb. Cứu quốc, 1946, tr.11.
2. Chu Văn Tấn: Kỷ niệm Cứu quốc quân (Hồi ký), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976,
tr.184.
525