Page 525 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 525
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Cuối năm 1941, trước tình hình Quốc dân Đảng ở Trung Hoa nghi ngờ
và bắt đầu thay đổi thái độ với các đồng chí đang hoạt động ở Tĩnh Tây,
Nguyễn Ái Quốc quyết định các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng
trở về.
Công việc đầu tiên ngay khi trở về nước hoạt động của Võ Nguyên Giáp
được Nguyễn Ái Quốc giao là làm công tác vận động quần chúng, xây dựng
các tổ chức cách mạng ở vùng căn cứ địa. Tháng 11/1941, trở về Cao Bằng,
dưới sự chỉ dẫn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng
các đồng chí khác xây dựng cơ sở cách mạng, tích cực tuyên truyền, giác ngộ
quần chúng, lôi cuốn đồng bào các dân tộc tham gia các hoạt động cách
mạng, tổ chức và phụ trách Ban xung phong Nam tiến, mở đường nối căn cứ
địa cách mạng Cao Bằng với các tỉnh miền xuôi.
Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ mật thiết của chiến tranh du kích với
căn cứ địa. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng căn cứ địa, đó là phải gắn
xây dựng căn cứ địa với việc lựa chọn địa hình, địa lợi, đặc biệt quan tâm tới
yếu tố địa - chính trị. “Nơi ấy phải có địa thế hiểm yếu che chở và quần
chúng cảm tình ủng hộ”. Phải tiến tới xây dựng chính quyền cho căn cứ địa.
Từ căn cứ địa, lực lượng du kích phát triển, phải tiến tới xây dựng đội quân
chính quy. “Có chính quyền cách mạng của địa phương, có căn cứ địa vững
vàng, đội du kích nhờ đó mà phát triển lực lượng và hóa ra quân chính quy”.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp thấu triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh trong xây
dựng căn cứ địa cách mạng: triệt để dựa vào nhân dân, xác định chỗ dựa
vững chắc nhất là các tổ chức quần chúng cách mạng, là lòng yêu nước của
nhân dân; từ đó dựa vào dân xây dựng cơ sở chính trị ở khắp nơi; trên cơ sở
đó, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Vấn đề quan trọng hàng đầu lúc này là
tăng cường công tác tuyên truyền cách mạng để giác ngộ và tổ chức quần
chúng đấu tranh.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp mở nhiều lớp huấn luyện quần chúng, làm
công tác vận động nhân dân, tổ chức Việt Minh, tổ chức tự vệ, từ châu
Hòa An đến tổng Kim Mã, thuộc châu Nguyên Bình. Đồng bào các dân tộc
phần lớn không biết chữ, trình độ văn hóa thấp, phong tục, tập quán lạc
hậu, cuộc sống rất nghèo. Để đồng bào tin tưởng, khi đến địa bàn nào, đồng
chí tìm hiểu tình hình địa phương, đời sống, phong tục, tập quán đồng bào
các dân tộc để triển khai công tác vận động quần chúng phù hợp thực tế.
523