Page 565 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 565
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Tình hình Hà Nội cuối năm 1946, mỗi ngày, mỗi giờ thêm căng thẳng, vì
quân Pháp liên tục khiêu khích gây ra nhiều vụ thảm sát. Trong các ngày 15
và 16/12/1946, quân Pháp liên tục nổ súng, ném lựu đạn làm chết nhiều
thường dân, bộ đội và công an của ta. Trưa ngày 17/12/1946, quân đội Pháp
cho xe ủi các công sự ở phố Lò Đúc, đồng thời gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng
Bún và Yên Ninh. Trưa ngày 18/12, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi chiếm Sở
Tài chính, đòi ta phá bỏ công sự và các chướng ngại vật trên đường phố; buổi
chiều, họ gửi tối hậu thư đòi làm nhiệm vụ trị an tại Hà Nội và đe dọa đến
sáng 20/12, nếu không thực hiện điều kiện của chúng thì “quân Pháp sẽ
chuyển sang hành động”. Sáng 19/12/1946, thực dân Pháp gửi tiếp cho ta
một tối hậu thư nữa, ngang ngược đòi tước vũ khí của tự vệ, đòi ta phải đình
chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến, đòi quản lý toàn bộ Hà Nội.
2. Chỉ đạo quân và dân Bắc vĩ tuyến 16 chiến đấu mở đầu toàn
quốc kháng chiến
Ngày 18 và 19/12/1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp dự Hội nghị mở rộng
của Ban Thường vụ Trung ương tại làng Vạn Phúc (Hà Đông). Tại Hội nghị
này, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp. Thực hiện chủ trương của Trung ương
Đảng, Bộ Tổng chỉ huy quyết định nổ súng vào 20 giờ ngày 19/12/1946 , Bộ
1
trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp phát lệnh chiến đấu
cho quân và dân cả nước, trước tiên là Thủ đô Hà Nội.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy
Mặt trận Hà Nội, quân và dân Thủ đô đã đánh hàng trăm trận, làm tiêu hao
nhiều sinh lực địch, giam chân chúng dài ngày trong thành phố, tạo điều kiện
để cả nước bước vào thế trận chiến đấu lâu dài. Trong suốt quá trình chuẩn bị
cũng như trong diễn biến chiến đấu những ngày đầu toàn quốc kháng chiến,
Võ Nguyên Giáp luôn theo dõi sát sao mặt trận chính Hà Nội, chỉ đạo sát sao
việc xây dựng, bổ sung kế hoạch tác chiến; rút kinh nghiệm tìm ra cách đánh
thích hợp; nhanh chóng điều chỉnh chiến trường mặt trận này bằng việc
quyết định mở rộng địa bàn hậu phương mặt trận Hà Nội về phía Hà Đông,
Sơn Tây; chỉ thị cho Khu 2 điều hai tiểu đoàn tăng cường cho Hà Nội.
_______________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Sđd, tr. 393.
563