Page 560 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 560
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
nhà sử học quân sự Mỹ. Ông ta cho biết: Do lập trường chính trị cứng rắn và
phong cách lịch lãm của Võ Nguyên Giáp cả trong và ngoài hội nghị, nên lúc
bấy giờ Phái đoàn Pháp đã đặt cho Võ Nguyên Giáp biệt hiệu “Ngọn núi lửa
phủ tuyết”. Còn nhà sử học Pháp Jean Lacouture - người đã trực tiếp phỏng
vấn Võ Nguyên Giáp ngay sau phiên họp cuối cùng của Hội nghị Đà Lạt thì
bình luận: “Hình tượng thể hiện sự pha trộn giữa nhiệt tâm cháy bỏng với
những phán đoán lạnh lùng tạo nên sức mạnh của con người này” .
1
Mặc dù Hội nghị trù bị Đà Lạt không đạt được kết quả như mong muốn,
song đúng như Phó Trưởng đoàn Võ Nguyên Giáp đã báo cáo với Chủ tịch
Hồ Chí Minh sau khi trở về Hà Nội: Hội nghị đã làm cho ta rõ lập trường
của Pháp. Lập trường ấy không khác gì cái mà chúng ta đã thấy trước: Lập
lại chính quyền thuộc địa qua Liên bang Đông Dương, dùng tay sai mà trực
trị Nam phần Việt Nam, dùng quân đội hạn chế quyền tự chủ của ta ở Bắc
phần. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao những nỗ lực và cố gắng của phái
đoàn; đặc biệt là phong cách ngoại giao và bản lĩnh của Phó Trưởng đoàn
Võ Nguyên Giáp: “Hoan nghênh phái bộ trù bị. Tuy kết quả chưa đủ, nhưng
phái bộ đã làm cho nước Pháp và ngoại quốc biết rõ rằng người nước ta biết
tranh đấu, biết công tác và biết đoàn kết...” . Có thể nói tại Hội nghị Đà Lạt,
2
Võ Nguyên Giáp tuy chỉ là Phó Trưởng đoàn nhưng lại là vị nhạc trưởng của
phái đoàn ta tại diễn đàn đàm phán đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa non trẻ. Tại đây, Võ Nguyên Giáp đã thể hiện bản lĩnh của một
nhà chính trị, phong cách của một nhà ngoại giao.
_______________
1. Trần Trọng Trung: Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006,
tr. 179.
2. Nguyễn Khắc Huỳnh: Ngoại giao Việt Nam - Phương sách và nghệ thuật đàm phán,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 105.
558