Page 564 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 564

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                      Sau hơn một tháng chuẩn bị, qua nhiều lần trao đổi, ngày 13/12/1946, kế

                  hoạch tác chiến tại Hà Nội đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy
                  Võ Nguyên Giáp thông qua. Với phương thức “trong đánh - ngoài vây” mà
                  Bộ Chỉ huy Khu 11 đã xác định trong kế hoạch sẽ gây cho quân địch sự lúng

                  túng khi phải đối phó cả hai mặt bên trong và bên ngoài, đồng thời bảo đảm
                  tính cơ động của lực lượng ta, không bị cố định trong những phòng tuyến
                  cứng nhắc. Đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ thị Tổng Tham mưu trưởng Hoàng

                  Văn Thái cùng Khu trưởng Khu 11 Vương Thừa Vũ khẩn trương triển khai
                  lực lượng, bố trí trận địa sơn pháo, đo đạc tọa độ, tổ chức sở chỉ huy và hệ
                  thống thông tin liên lạc, các ổ đề kháng, đục tường thông các dãy nhà, chuẩn

                  bị lương thực, thực phẩm, vũ khí,  đạn dược, bom ba càng, nghiên cứu hệ
                  thống cống ngầm từ trong thành phố thông ra ngoài, động viên chính trị, tư
                  tưởng..., tất cả phải hoàn thành với mọi khả năng cao nhất vào giữa tháng

                  12/1946. Riêng công tác phá hoại, đắp ụ, lập chướng ngại vật ngăn cản xe
                  tăng, sẽ chuẩn bị sẵn sàng phương tiện khi có lệnh là triển khai được ngay.

                  Việc phối hợp với các tỉnh lân cận tiến hành các cuộc nghi binh vào thành
                  phố trong những thời gian nhất  định nhằm  đánh lạc hướng phán  đoán
                  của địch sẽ do Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí

                  Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy Khu 11, kế hoạch chiến đấu được các khu
                  phố thực hiện một cách khẩn trương. Có những thanh niên trước đây thờ ơ,
                  nay cũng hăng hái tham gia xây dựng chiến lũy. Nhân dân ngoài việc đóng

                  góp dụng cụ như cuốc, xẻng, xà beng, cọc sắt, tham gia đắp lũy, đào hào, còn
                  tích cực lập những đội cứu thương, dự trữ lương thực để chiến đấu dài ngày.
                      Chiều ngày 13/12/1946, sau khi chủ trì Hội nghị chỉ huy trưởng các chiến

                  khu từ Bình - Trị - Thiên trở ra để nắm tình hình chuẩn bị chiến đấu của
                  các địa phương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp
                  kiểm tra lần cuối công tác chuẩn bị của Mặt trận Hà Nội, sẵn sàng bước vào

                  cuộc “Tổng giao chiến”. Trước đó, trung tuần tháng 11/1946, trả lời câu hỏi
                  của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hà Nội có thể giữ được bao lâu?”, Tổng Chỉ huy
                  Võ Nguyên Giáp chỉ dám hứa cố giữ ít nhất nửa tháng. Ngày 17/12/1946,

                  sau cuộc họp Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp
                  đã báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh là Hà Nội sẽ giữ được một tháng, các

                  thành phố khác giữ lâu hơn, còn vùng nông thôn nhất định ta giữ được.

                  562
   559   560   561   562   563   564   565   566   567   568   569