Page 579 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 579
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Trong khi đó, thực tế chiến trường đã để lại yếu tố sáng tạo về tổ chức
lực lượng, triển khai thế trận. Đó là, sau ngày toàn quốc kháng chiến, ở
Nam Trung Bộ, Bình - Trị - Thiên, khi các đơn vị chủ lực buộc phải rút lui
trước sức tiến công ồ ạt của địch, nhưng một số ở lại bám đất, phân tán vào
trong dân, cùng lực lượng vũ trang địa phương tổ chức thành các đội “quyết
tử quân” tiếp tục chiến đấu. Sự có mặt các cán bộ, chiến sĩ ít nhiều có kinh
nghiệm về tổ chức chỉ huy tác chiến và tuyên truyền vận động quần chúng,
gây dựng cơ sở đã góp phần khôi phục và phát triển phong trào chiến tranh
du kích. Ở Nam Bộ cũng có hiện tượng “xoay vần đánh địch” ở ngay trong
lòng địch của một số đơn vị chủ lực cấp trung đội. Trên chiến trường miền
Bắc, trong quá trình rút lui, một đại đội của tỉnh bị kẹt lại trên địa bàn
nam phần Bắc Ninh. Được sự đùm bọc của nhân dân; khi phân tán, khi tập
trung, khi độc lập tác chiến, khi phối hợp với bộ đội từ ngoài vào, đơn vị
không những tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu dài ngày trong lòng địch mà
còn hỗ trợ đắc lực cho phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn, được
nhân dân gọi là “Đại đội nghĩa quân”.
Khi được báo cáo trường hợp này, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp quyết
định xuống Khu 12 để nghiên cứu tại chỗ về khả năng hoạt động của một đại
đội độc lập trong vùng địch chiếm. Qua nghiên cứu thực tế, đồng chí nhận
định: “Những ngày chiến đấu chống Nhật ở Cao - Bắc - Lạng, tôi đã nhận
thấy đơn vị trung đội rất thích hợp với công tác vận động vũ trang tuyên
truyền, nhưng phải là đơn vị đại đội mới đủ sức mạnh để tồn tại và tiến
hành những hoạt động quân sự có hiệu quả hơn trong vùng địch kiểm soát....
Muốn phát động chiến tranh du kích rộng khắp không thể thiếu vai trò đại
đội độc lập ở mỗi địa phương” .
1
Sau chuyến đi, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã đề xuất với Chủ tịch
Hồ Chí Minh phương châm “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, tức là
đưa một bộ phận bộ đội chủ lực phân tán thành đại đội về những địa
phương ở vùng địch chiếm để phát động chiến tranh du kích, làm chỗ dựa
cho lực lượng dân quân, du kích phát triển; bộ đội chủ lực chỉ tập trung ở
quy mô tiểu đoàn. Khi dân quân, du kích phát triển sẽ là nguồn bổ sung
lực lượng cho chủ lực, khi phong trào địa phương mạnh thì chủ lực sẽ rút,
_______________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 455.
577