Page 580 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 580
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
địa phương càng mạnh thì càng phải tiếp tục bổ sung cho chủ lực. Sau khi
nghe Võ Nguyên Giáp báo cáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “phân
tán bộ đội chủ lực để phát triển chiến tranh du kích là rất cần, không phải
chỉ đưa đại đội chủ lực về địch hậu mà đưa cả về những địa phương nay
mai chiến sự sẽ lan tới; “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” là phù hợp với
tình hình hiện nay” .
1
Được sự nhất trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương
Đảng, đầu tháng 10/1947, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp lệnh điều chỉnh bộ
đội chủ lực theo phương châm: “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Theo
đó, sẽ có 30 đại đội độc lập được phân tán về các khu 1, 10, 12 để hỗ trợ cho
phong trào du kích và 18 tiểu đoàn tập trung bố trí trên các khu vực trọng
2
yếu để phối hợp với các đại đội độc lập, đánh địch . Tuy nhiên, mệnh lệnh
chưa kịp triển khai, ngày 7/10/1947, thực dân Pháp đã nhảy dù xuống
Bắc Kạn, tiến hành cuộc tiến công vào căn cứ địa Việt Bắc.
Trước hành động của địch, ngày 15/10/1947, Trung ương Đảng ra Chỉ thị
“Phá tan cuộc tiến công mùa Đông của giặc Pháp”, yêu cầu quân dân Việt
Bắc và cả nước “Phát động phong trào du kích” , đẩy mạnh tác chiến bằng
3
các trận đột kích các vị trí địch mới chiếm, phục kích, đánh địa lôi, đánh vào
các vị trí địch tương đối mỏng, “nhè những chỗ yếu của địch mà đánh những
trận vang dội, những trận tiêu diệt” . Căn cứ vào Chỉ thị của Trung ương
4
Đảng, cũng trong ngày 15/10/1947, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp ban hành
Huấn lệnh ĐB/101, yêu cầu các khu: “Phát động chiến tranh du kích trên
toàn vùng, lấy đại đội độc lập làm đơn vị bố trí trên các chiến trường, có
nhiệm vụ “cùng với du kích phát triển chiến tranh nhân dân, dùng chiến thuật
du kích quấy rối, tiêu hao địch trong từng địa phương mà đại đội phụ trách.
Dìu dắt, giúp đỡ và phát triển dân quân du kích” ; phối hợp với lực lượng cơ
5
_______________
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 456.
2. Bộ Tổng Tham mưu, Ban Tổng kết - Biên soạn lịch sử: Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong
kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Sđd, tr. 202 - 203.
3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2000, t. 8, tr. 319, 326.
5. Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy và Bộ Tổng
Tư lệnh (Từ Việt Bắc đến Điện Biên Phủ), Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, 1963, t. 1, tr. 52.
578