Page 583 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 583
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
nước của dân tộc, “tạo ra khả năng rộng lớn nhất cho sự sáng tạo quân sự
của quần chúng” , huy động được sức mạnh nhân dân trong cuộc đối đầu với
1
cuộc tiến công quy mô của thực dân Pháp. Các sử gia của quân đội đối
phương cũng thừa nhận “kết quả của chiến dịch quy mô này là Pháp đánh
vào chỗ không người, chỉ gặp du kích kháng cự lẻ tẻ, không thực hiện được ý
muốn tiêu diệt chủ lực quân của Việt Minh” , “mà còn bị thất bại về chiến
2
thuật trước lối đánh du kích và tiêu thổ của Việt Minh dựa vào rừng núi,...
thất bại chiến lược này của Pháp, Việt Minh mới kịp thời tổ chức quân đội và
các tổ chức cơ sở hạ tầng để kháng chiến đúng như kế hoạch trường kỳ
3
kháng chiến của ông Hồ” .
Nửa tháng sau chiến thắng Việt Bắc, ngày 15/1/1948, Trung ương Đảng
triệu tập Hội nghị mở rộng, khẳng định quyết tâm đẩy mạnh cuộc kháng
chiến sang giai đoạn mới. Hội nghị chủ trương “Một mặt phát triển dân
quân, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là trong vùng địch kiểm
soát, đồng thời tuỳ theo tình thế tập trung đánh vận động, tiêu diệt địch,
quét những đồn nhỏ lẻ của giặc, bắt địch thu hẹp địa bàn lại” . Để thực hiện
4
chủ trương của Hội nghị, phương châm “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”
được thực hiện một cách phổ biến. Từ Liên khu 5 trở ra, hơn 1/3 các đơn vị
chủ lực đã được phân tán thành 103 đại đội độc lập, đội vũ trang tuyên
truyền, đi vào ở vùng địch chiếm gây dựng cơ sở, đẩy mạnh tác chiến du
kích. Có lực lượng vũ trang hỗ trợ, nhân dân ở nhiều nơi, nhất là đồng bằng
Bắc Bộ, đồng loạt nổi dậy tổng phá hội tề - chính quyền địch ở nông thôn.
Phong trào chiến tranh du kích phát triển ở nhiều nơi, nhiều căn cứ du kích
được thành lập, nhiều làng chiến đấu xuất hiện như: Cự Nẫm, Cảnh Dương
(Quảng Bình), Xitơ (Tây Nguyên), Vật Lại (Sơn Tây), Đình Bảng (Bắc
Ninh),... Các tiểu đoàn tập trung cơ động làm nhiệm vụ ứng chiến và là chỗ
dựa cho các đại đội độc lập hoạt động; “các đội du kích tập trung của một số
_______________
1. AI Badin: Ph. Ăngghen nhà lý luận quân sự lỗi lạc của giai cấp công nhân, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 1977, tr. 119.
2, 3. Quân lực Việt Nam cộng hòa 1946-1955 (Quân sử 4), Phòng 5, Bộ Tổng Tham mưu
quân đội Việt Nam Cộng hòa xuất bản, Sài Gòn, 1972, tr. 31, 34.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 9, tr. 24.
581