Page 596 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 596
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
chỉ thị phải nhanh chóng chấn chỉnh, mở rộng Việt Nam Giải phóng quân và
đổi tên là Vệ quốc đoàn.
Thực hiện chủ trương xây dựng đội quân chủ lực mạnh làm nòng cốt cho
lực lượng vũ trang đánh giặc, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo Bộ Tổng
Tham mưu, tổ chức hội nghị bàn về xây dựng Vệ quốc đoàn vào cuối tháng
10/1945. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ của
quân đội, hội nghị kiến nghị với Trung ương về tổ chức biên chế, trang bị của
Vệ quốc đoàn và xác định một số nguyên tắc cơ bản về tổ chức lực lượng vũ
trang chi viện chiến trường miền Nam. Sau hội nghị, Bộ Tổng Tham mưu cử
phái viên đến một số đơn vị chủ lực và địa phương nhằm giúp triển khai thực
hiện kế hoạch tổ chức chấn chỉnh các đơn vị Vệ quốc đoàn theo biểu biên chế
mới. Đến cuối năm 1945, bộ đội chủ lực đã có bước phát triển, trên toàn quốc
có khoảng 50.000 người, được tổ chức thành 40 chi đội ở hầu khắp các tỉnh
1
Bắc Bộ, Trung Bộ và một số tỉnh Nam Bộ. Mỗi chi đội có quân số từ 1.000 đến
2.000 người . Dưới chi đội là đại đội, trung đội, phân đội và tiểu đội .
3
2
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân
dân, tháng 1/1946, Trung ương Quân ủy được thành lập, đồng chí Võ
Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư, có nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lãnh đạo quân đội. Tháng 3/1946, Quốc hội khóa I quyết
định thành lập Ủy ban Kháng chiến toàn quốc, đến tháng 5/1946 được đổi là
Quân sự Ủy viên hội - “cơ quan tối cao quân sự đặt thẳng dưới quyền điều
khiển của Chính phủ và nhiệm vụ điều khiển quân đội toàn quốc” . Đồng chí
4
Võ Nguyên Giáp được cử giữ chức Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội.
Tiếp tục xây dựng Quân đội theo hướng chính quy, chuẩn bị sẵn sàng
cho cuộc chiến đấu không tránh khỏi với thực dân Pháp, ngày 22/5/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 71/SL ấn định Quy tắc Quân đội
_______________
1. Chi đội là đơn vị tương đương tiểu đoàn hoặc trung đoàn trong lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam, được tổ chức từ tháng 8/1945 theo Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc
Kỳ (từ ngày 12 đến ngày 24/4/1945) và phát triển sau Cách mạng Tháng Tám 1945.
2. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, t. 1, tr. 222.
3. Lúc bấy giờ, quân số đại đội tương đương cấp tiểu đoàn, trung đội tương đương đại đội và
phân đội tương đương trung đội hiện nay.
4. Sắc lệnh số 60/SL ngày 06/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
594