Page 597 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 597

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  quốc gia, nêu rõ: “Quân đội của nước Việt Nam là một quân đội quốc gia”.
                  Những nội dung được quy định trong Sắc lệnh số 71/SL đã đặt nền móng cho

                  việc xây dựng quân đội chính quy với tổ chức biên chế thống nhất của Nhà nước
                  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo đó, đại đoàn là cấp có quy mô tổ chức cao
                  nhất. Tuy nhiên, mô hình về tổ chức biên chế một đại đoàn, có trang bị quân số

                  và vũ khí phù hợp từng đơn vị trực thuộc đại đoàn mới chỉ là bước đầu, nên vẫn
                  được tiếp tục nghiên cứu từng bước hoàn thiện trong những năm tiếp theo
                  nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt.
                      Thực hiện chủ trương xây dựng các đại đoàn chủ lực, các chi đội ở Bắc Bộ

                  và Trung Bộ được cải tổ thành trung đoàn, tiểu đoàn độc lập (gồm 32 trung
                  đoàn). Ở Nam Bộ, vẫn giữ nguyên tổ chức chi đội (gồm 25 chi đội). Trên cơ sở
                  các trung đoàn, ta tổ chức 2 đại đoàn (1 và 2) ở Bắc Bộ và 3 đại đoàn (23, 27, 31)

                  ở Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, lúc này việc thành lập các đại đoàn chỉ mang
                  tính hình thức, tập hợp lực lượng. Do chưa đủ điều kiện về khả năng lãnh
                  đạo, chỉ huy và bảo đảm cung cấp, hậu cần kỹ thuật, nên đến tháng 11/1946,
                  các đại đoàn trên được giải thể để tập trung xây dựng, củng cố các đơn vị bộ

                  đội quy mô cấp trung đoàn, tiểu đoàn.
                      Bên cạnh tập trung xây dựng các đơn vị bộ binh, một số tổ chức tiền thân
                  binh chủng kỹ thuật cũng từng bước hình thành. Ngày 29/6/1946, Bộ Tổng

                  Tham mưu quyết  định thành lập 3 trung  đội pháo binh  đặt tại Pháo  đài
                  Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh. Đây là những trung đội pháo binh chủ lực đầu
                  tiên của quân  đội ta. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng còn tổ chức các bộ phận
                  nghiên cứu không quân, hải quân, tạo cơ sở ban  đầu  để nghiên cứu  định
                  hướng xây dựng, tiến tới hình thành hai quân chủng kỹ thuật sau này.

                      Sau ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946), quân số bộ đội
                  chủ lực tăng nhanh, từ 85.000 cán bộ, chiến sĩ cuối năm 1946, đến mùa hè
                  năm 1947 đã tăng lên hơn 125.000, gồm 57 trung đoàn và 19 tiểu đoàn độc

                  lập ở các tỉnh, các địa phương trên toàn quốc . Yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc
                                                                     1
                  này là phải tổ chức xây dựng bộ đội chủ lực có quy mô tổ chức biên chế cấp
                  trung đoàn, đại đoàn để làm nòng cốt cho lực lượng vũ trang và toàn dân
                  đánh giặc. Theo đề nghị của Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân

                  _______________

                      1. Dương  Đình Lập:  Các  đại  đoàn chủ lực Quân  đội nhân dân Việt Nam (1949-1954),
                  Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2019, tr.20.

                                                                                                   595
   592   593   594   595   596   597   598   599   600   601   602