Page 598 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 598
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
tự vệ Việt Nam Võ Nguyên Giáp, ngày 26/8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
Sắc lệnh số 76/SL, “Về việc tổ chức trong Quân đội quốc gia Việt Nam một
đại đoàn, lấy tên là Đại đoàn Độc lập”. Đại đoàn Độc lập có các đơn vị chiến
đấu, do Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia ấn định và đặt dưới quyền điều
khiển của 1 ban chỉ huy. Chi tiết tổ chức Đại đoàn bộ sẽ do nghị định của Bộ
Tổng Chỉ huy và Bộ Quốc phòng ấn định.
Triển khai thực hiện Sắc lệnh, ngày 21/9/1947, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp
ký ban hành Nghị định số 182/BTCH, “Về biên chế Đại đoàn Độc lập”, gồm 2
trung đoàn và 1 tiểu đoàn mạnh; đồng thời, giao nhiệm vụ cho Bộ Tổng
Tham mưu chuẩn bị mọi điều kiện tổ chức đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ.
Các Trung đoàn 350 (trước là Trung đoàn 147), Trung đoàn 165, Tiểu đoàn 160
và một tiểu đoàn mạnh của Khu 3 được điều động để thành lập Đại đoàn
Độc lập trực thuộc Bộ Tổng Chỉ huy. Cơ quan đại đoàn đặt tại xã Chiến Đấu
(dưới chân núi Tam Đảo) thuộc tỉnh Vĩnh Yên.
Từ ngày 27 đến ngày 29/7/1947, theo triệu tập của Tổng Chỉ huy
Võ Nguyên Giáp, Hội nghị quân sự lần thứ năm đã thảo luận, phán đoán ý
đồ tiến công của thực dân Pháp và bàn kế hoạch đánh bại âm mưu “đánh
nhanh, thắng nhanh” của chúng. Sau Hội nghị, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp
đi thăm Khu 12. Sau chuyến đi này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đề xuất áp
dụng công thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, đưa một bộ phận bộ
đội chủ lực phân tán thành các đại đội về những địa phương ở địch hậu để
phát động chiến tranh du kích; bộ đội chủ lực ở khu và bộ chỉ nên tập trung
ở quy mô tiểu đoàn. Công thức đó của đồng chí Võ Nguyên Giáp được Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương nhất trí, đưa vào thực hiện
trong Chiến dịch Việt Bắc và mở rộng trong toàn quốc những năm 1948-1949.
Đại đoàn Độc lập phân tán, tác chiến với quy mô cấp tiểu đoàn tập trung.
Ngày 8/11/1947, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia
và Dân quân tự vệ Việt Nam ra Quyết định số 255/BTCH, “Về việc hoãn tổ
chức Đại đoàn Độc lập”. Thay vào đó, quyết định thành lập một trung đoàn
mạnh gồm nhiều tiểu đoàn bộ binh và một số đại đội trực thuộc, mang phiên
hiệu Trung đoàn 17 đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ. Trên cương vị
Tổng Chính ủy kiêm Tổng Chỉ huy quân đội, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ
đạo bổ sung cán bộ, quân số, vũ khí, quân trang, quân dụng cho Trung đoàn 17.
Nhờ vậy, cơ quan trung đoàn được kiện toàn, gồm các phòng: Tham mưu,
596