Page 81 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 81
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
ông rời quê hương miền Trung, ra Hà Nội. Tại đây, ông theo học và tốt
nghiệp Cử nhân Luật. Ông làm biên tập viên và viết nhiều bài cho các tờ báo
có tư tưởng tiến bộ thời kỳ Mặt trận Dân chủ, chịu ảnh hưởng của Đảng
Cộng sản Đông Dương như các tờ: Tiến lên, Tiếng nói của chúng ta, Tập hợp,
Thời báo, Tin tức..., tham gia tích cực vào phong trào Đông Dương Đại hội;
được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ của Đông Dương
Đại hội. Hoạt động báo chí sôi nổi của ông thời kỳ này chính là cơ sở thuận
lợi để ông tiếp xúc, trao đổi với nhiều đối tượng bạn đọc, qua đó vận động,
tuyên truyền tư tưởng yêu nước, tiến bộ cho họ. Các bài báo của ông tập
trung vào việc bênh vực quyền lợi cho những người cần lao, tố cáo tội ác của
thực dân Pháp và tay sai.
Năm 1937, Võ Nguyên Giáp (bút danh là Vân Đình) cùng với Trường
Chinh (bút danh là Qua Ninh) viết, xuất bản cuốn sách Vấn đề dân cày. Ở
một đất nước có hơn 90% là nông dân như Việt Nam lúc đó, ông và đồng tác
giả Trường Chinh hiểu rất rõ vai trò và khả năng to lớn của giai cấp nông
dân cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Việc vận động tập hợp và đoàn
kết được lực lượng chiếm đại đa số trong dân tộc này tham gia vào cuộc đấu
tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo lúc đó, là một vấn
đề có tầm quan trọng và mang ý nghĩa chiến lược. Như thế, từ rất sớm, ông
đã thể hiện một tầm nhìn chiến lược và ý thức rất rõ về sự cần thiết phải
đoàn kết với nông dân, coi đây là lực lượng chủ lực của cách mạng.
Trong thời gian làm giáo viên dạy lịch sử ở Trường tư thục Thăng Long,
những kiến thức, hiểu biết về lịch sử đất nước đã hun đúc trong ông lòng tự
hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt cũng như truyền thống
đoàn kết của các tầng lớp nhân dân ta. Các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng,
Hội nghị Bình Than bàn kế chống giặc Mông - Nguyên xâm lược, Hịch tướng
sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi... đã làm cho
người thầy giáo dạy sử trẻ tuổi Võ Nguyên Giáp thêm hiểu và trân quý tinh
thần đoàn kết dân tộc luôn là sức mạnh vô địch, là nhân tố chủ yếu và
thường xuyên làm nên thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược
và xây dựng đất nước. Lòng yêu nước và những hiểu biết sâu sắc về lịch sử,
về truyền thống đoàn kết, chống giặc ngoại xâm của cha ông chính là nền
tảng giúp cho ông quyết tâm dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng
để giải phóng dân tộc.
79