Page 86 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 86
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
trung xây dựng Quân đội nhân dân ngày càng lớn mạnh, trưởng thành. Đầu
năm 1948, ghi nhận tài năng, công lao đóng góp của đồng chí Võ Nguyên
Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho
người chỉ huy cao nhất của quân đội. Năm đó, đồng chí mới 37 tuổi. Đồng chí
Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy các chiến dịch lớn trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Tất cả các chiến dịch đó đều huy động một
số lượng lớn nhân dân đi dân công và thanh niên xung phong, đặc biệt là
Chiến dịch Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để
chiến thắng”. Đây là hình ảnh tiêu biểu của cả nước ra trận, của khối đại
đoàn kết toàn dân cùng chung mục tiêu chiến đấu giành độc lập, tự do.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm (1954-1975),
tiếp tục trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Quân đội, Bí
thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát huy những kinh
nghiệm thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng với Trung
ương Đảng, các đồng chí chỉ huy lãnh đạo quân đội, Quân ủy Trung ương, thấm
nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”, đã lãnh đạo xây dựng quân đội, xây
dựng các lực lượng vũ trang nhân dân phối hợp với toàn dân triển khai thế trận
chiến tranh nhân dân trên cả hai miền Nam, Bắc, từng bước lớn mạnh, đánh
bại liên tiếp các kế hoạch và chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành
thắng lợi cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Một trong những điểm nổi bật trong tác phong chỉ huy, lãnh đạo của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đó chính là thường xuyên quán triệt nguyên tắc tập
trung dân chủ, tổ chức các cuộc họp trao đổi với cán bộ dưới quyền, lắng
nghe các ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều, rồi phân tích, nhận định
đúng sai, lợi hại, trước khi kết luận cuối cùng. Cách làm việc như vậy của
Đại tướng thể hiện không khí dân chủ, khuyến khích người dự họp đưa ra ý
kiến, quan điểm riêng... nên tạo được sự đoàn kết, thống nhất thực sự. Cuộc
họp bất thường Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ sáng ngày 26/1/1954 để
thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch từ “đánh nhanh, thắng nhanh
sang đánh chắc, tiến chắc” là ví dụ tiêu biểu về thực hiện dân chủ quân sự
1
và nguyên tắc tập trung dân chủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
_______________
1. Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và
cách mạng Việt Nam: Võ Nguyên Giáp - Tiểu sử, Sđd, tr. 251.
84