Page 85 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 85

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                      Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân
                  chủ Cộng hoà ra đời. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phân công

                  đồng chí Võ Nguyên Giáp tham gia Chính phủ lâm thời với chức danh Bộ
                  trưởng Bộ Nội vụ. Sau khi cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 bầu Quốc hội
                  của nước Việt Nam mới thành công, đến ngày 2/3/1946, Quốc hội họp kỳ đầu
                  tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp chính thức. Chấp hành sự

                  phân công của Đảng, đồng chí Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ
                  Nội vụ, để trao chức vụ quan trọng đó cho cụ Huỳnh Thúc Kháng. Đây là
                  một hành động có ý nghĩa thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc bởi cụ Huỳnh
                  Thúc Kháng là một nhân sĩ yêu nước nổi tiếng, là chủ bút tờ báo Tiếng dân,
                  không tham gia đảng phái nào.
                      Trong những ngày tháng đầu tiên của chế độ mới (1945-1946), khi tình

                  thế của đất nước khó khăn “như ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong, giặc ngoài
                  ra sức chống phá,  đồng chí Võ Nguyên Giáp  đã cùng Trung  ương  Đảng,
                  Chính phủ, quân  đội tập trung  đối phó, giải quyết các vấn  đề phát sinh
                  trong xây dựng, bảo vệ chính quyền, thực hiện đoàn kết dân tộc. Sau khi

                  Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)
                  với đại diện Chính phủ Pháp, các lực lượng phản động nhân sự việc này vu
                  cáo Đảng, Chính phủ phản bội dân tộc, bán nước, rước quân Pháp vào miền
                  Bắc. Vì thế, bên cạnh Chỉ thị “Hoà để tiến” của Ban Thường vụ Trung ương
                  Đảng ngày 9/3/1946 giải thích những lý do ký Hiệp định Sơ bộ, đồng chí Võ

                  Nguyên Giáp được phân công tổ chức mít tinh, giải thích cho các tầng lớp
                  nhân dân chủ trương hoà hoãn của Đảng để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh,
                  tranh thủ thời gian hoà bình, xây dựng lực lượng mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc
                  chiến đấu lâu dài sau này. Với uy tín, sự cảm hoá và sức thuyết phục, đồng

                  chí Võ Nguyên Giáp đã làm cho người dân hiểu rõ chủ trương, sách lược của
                  Đảng, qua đó càng tin tưởng, đoàn kết xung quanh Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
                  Minh, chung sức bảo vệ thành quả cách mạng mới giành được, chuẩn bị cho
                  cuộc chiến đấu mới.
                      Từ sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
                  (19/12/1946), với cương vị là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy Quân

                  đội, Bí thư Trung ương Quân ủy (sau đổi tên là Tổng Quân ủy), đồng chí Võ
                  Nguyên Giáp quán triệt sâu sắc đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện,
                  lâu dài, dựa vào sức mình của Đảng, đã cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch
                  Hồ Chí Minh và các đồng chí chỉ huy, lãnh đạo trực tiếp trong quân đội đã tập


                                                                                                    83
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90