Page 187 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 187
cũ và mới, hiện đại và cổ kính trong các công trình
kiến trúc, sinh hoạt văn hóa, lễ hội,... Sự pha trộn đó
phản ánh phần nào quá khứ và khẳng định những nỗ
lực cho sự phát triển của Xingapo hiện nay.
Trước khi Hầu tước Stamford Raffles tuyên bố
Xingapo là một trạm thông thương buôn bán vào năm
1819, đã có một nhóm nhỏ người Hoa định cư ở đây,
họ trồng hồ tiêu và gambier (một loại nho ở Mã Lai
và Inđônêxia được trồng lấy lá để chiết xuất nhựa,
dùng làm thuốc chữa bệnh và thuốc nhuộm). Sau khi
trở thành một thương cảng, Xingapo càng thu hút
đông đảo người Hoa, người Ấn,... đến làm ăn, sinh
sống. Do số lượng người nhập cư ngày càng đông, sinh
sống ở nhiều khu vực đã dẫn đến khó khăn cho việc
quản lý, vì thế năm 1822, Stamford Raffles sau khi
làm việc với Trung úy Jackson và các kỹ sư thuộc
địa đã đề xuất kế hoạch xây dựng thị trấn Xingapo
một cách quy củ, trong đó khu dân cư được phân chia
làm bốn khu vực dựa trên sự khác biệt về dân tộc và
hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, sự phân chia này chủ
yếu là cho người nghèo, còn người giàu có thể ở bất
cứ nơi nào họ chọn. Theo đó, khu vực phía tây nam
sông Xingapo được dành cho người nhập cư Trung
Quốc (chiếm tới 70% tổng số người nhập cư). Trong
kế hoạch, khu vực định cư của người Hoa được gọi là
“Kampung Trung Quốc” (Kampung trong tiếng Mã
Lai có nghĩa là “làng”). Tuy nhiên, tên gọi đầu tiên
phổ biến trong cộng đồng cho khu định cư của người
Hoa là Niu Che Shui (phát âm theo tiếng Quan thoại
có nghĩa là xe trâu kéo nước). Tên gọi này gắn với
hoạt động phổ biến là lấy nước sạch sinh hoạt bằng
xe kéo nhờ sức trâu của người Hoa trong thế kỷ XIX.
185