Page 27 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 27

Khmer mà còn của cả nhân loại. Thời kỳ Angkor đã
           chứng kiến sự hình thành, phát triển và hoàn thiện
           của kiến trúc đền núi độc đáo có một không hai của
           người  Khmer.  Năm  1992,  UNESCO  đã  công  nhận
           quần thể di tích Angkor là Di sản văn hóa thế giới.
           Trong số hàng loạt các công trình kiến trúc thời kỳ
           này, nổi bật lên hai công trình lớn là Angkor Wat và
           Angkor Thom.
               Angkor Wat (Angkor Vat)
               Angkor trong tiếng Phạn có nghĩa là “kinh đô”
           hay “đô thành”, còn Wat trong tiếng Khmer có nghĩa
           là “đền”, vì vậy, Angkor Wat có nghĩa là kinh đô đền
           hay đền của kinh đô. Ở Việt Nam, chúng ta quen gọi
           Angkor Wat là đền Đế Thiên. Angkor Wat là quần
           thể kiến trúc lớn được xây dựng trong thời gian trị
           vì của vua Suryavarman II (1113-1150). Công trình
           được khởi công từ năm 1122 và hoàn thành vào năm
           1150,  đúng  năm  nhà  vua  qua  đời.  Được  phát  hiện
           năm 1861, Angkor Wat đã gây ra một sự bàng hoàng,
           sửng sốt lớn đối với các nhà nghiên cứu phương Tây.
           Henri Mouthot - người phát hiện ra Angkor Wat - đã
           phải kinh ngạc thốt lên: “Có lẽ công trình kiến trúc
           này không có và có lẽ không bao giờ có công trình nào
           sánh ngang với nó ở trên mặt quả địa cầu này”. Lúc
           đó, người ta đã đưa ra nhiều giả thiết về chủ nhân xây
           dựng nên công trình này. Có người cho rằng những
           người đã xây dựng kim tự tháp Ai Cập đã đến đây để
           xây dựng Angkor Wat. Những người khác lại phỏng
           đoán phải có bàn tay của người Hy Lạp trong việc tạo
           dựng ngôi đền đá kỳ vĩ này. Tuy nhiên, những nghiên


                                                            25
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32