Page 22 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 22

ngôi đền. Thứ hai, cư dân chung quanh đền, từ người
           Campuchia đến người Thái Lan, đều tôn kính và hết
           sức chăm sóc nơi thờ cúng thiêng liêng này.
               Quyền sở hữu ngôi đền là chủ đề của những tranh
           chấp căng thẳng vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
           giữa Pháp (khi đó đang thống trị Campuchia) và Thái
           Lan. Năm 1907, sau khi điều tra nghiên cứu, người
           Pháp đã đưa ra bản đồ, trong đó thể hiện chính xác
           khu vực đền Preah Vihear và vùng lân cận. Theo tấm
           bản đồ này, đền Preah Vihear nằm trong lãnh thổ của
           Campuchia. Năm 1954, sau khi quân đội Pháp rút
           khỏi  Campuchia,  Thái  Lan  đã  chiếm  giữ  ngôi  đền.
           Trước hành động của Thái Lan, Campuchia đã phản
           đối và yêu cầu tòa án quốc tế phân xử. Năm 1962, Tòa
           án Công lý quốc tế ở La Haye đã đưa ra phán quyết,
           khẳng  định  quyền  sở  hữu  ngôi  đền  Preah  Vihear
           thuộc về Nhà nước Campuchia và yêu cầu Thái Lan
           trả lại mọi di vật (kể cả những bức tượng thờ) đã bị
           đưa ra khỏi ngôi đền. Trong 20 năm sau đó, ngôi đền
           bị đóng cửa do tình trạng chiến tranh và sự hỗn loạn
           của  lịch  sử  Campuchia.  Năm  1982,  ngôi  đền  được
           mở cửa trong một thời gian ngắn cho công chúng vào
           thăm nhưng ngay năm sau đó, lực lượng Khmer Đỏ
           đã tấn công và chiếm đóng khu vực đền Preah Vihear.
           Cuối năm 1998, đền Preah Vihear được mở cửa trở lại
           và Chính phủ Campuchia đã đẩy mạnh việc tu bổ lại
           ngôi đền. Năm 2003, việc tu bổ được hoàn tất và một
           con đường đến ngôi đền từ phía Campuchia đã được
           xây dựng. Năm 2007, Chính phủ Campuchia đã đề
           nghị UNESCO công nhận đền Preah Vihear là Di sản


           20
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27