Page 87 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 87
nhỏ được đúc bằng loại đồng rất tinh xảo. Trong gian
chính điện và một vài gian xung quanh có nhiều pho
tượng cổ bằng đồng mạ vàng quý hiếm. Chất liệu làm
nên những pho tượng đồng ở đây rất khác biệt so với
các loại đồng khác, nên vàng mạ vẫn còn được lưu giữ
trên đó dù đã hơn 300 năm.
Nằm gọn bên mé trái của chùa là gian phòng
chứa hàng trăm bức tượng Phật lớn bé, có bức chỉ còn
thân, có bức mất tay mất chân, có cái chỉ có đế nhưng
tất cả đều có một điểm chung, đó là mất đầu. Những
bức tượng không còn nguyên vẹn đó ẩn chứa nhiều
thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Trên cơ thể của mỗi con
người, đầu là bộ phận quan trọng nhất. Và tượng Phật
cũng vậy, đầu là linh thiêng, là hồn của cả bức tượng.
Do đó, khi tạc tượng, người thợ thả hồn và tâm trí vào
phần đầu của bức tượng để làm sao khi nhìn vào đó
sẽ tìm thấy sự linh thiêng, kính trọng. Ngoài ra, thợ
đúc, tạc tượng cũng thường gắn vào đầu của tượng
những vật quý như vàng, ngọc, bạc và coi đó như cách
nhập hồn cho tượng. Chính vì giá trị cả về tâm linh
lẫn vật chất như vậy mà cứ mỗi lần chiến tranh nổ ra,
tất cả các ngôi chùa trên đất nước Lào đều bị tàn phá
hoặc cướp bóc. Kẻ thù không chỉ muốn xóa bỏ đời sống
tâm linh của người Lào mà còn muốn đem về những
chiến lợi phẩm có giá trị cao. Để đảm bảo mang chiến
lợi phẩm về gọn nhẹ nhất, họ thường chặt đầu tượng,
đem nấu chảy rồi đúc thành thỏi mang đi.
Sau mỗi cuộc chiến tranh loạn lạc, người Lào lại
xây lại những ngôi chùa, đúc lại những bức tượng
Phật đầy huyền bí của mình. Dù xây chùa, đúc tượng
mới nhưng những bức tượng bị đập phá đều được
85