Page 84 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 84
có dòng nước từ trong núi chảy ra là một bộ linga và
yoni được thờ ngay dưới vách đá.
Trong các thư tịch cổ của Trung Quốc có ghi
chép lại về các nghi lễ tế thần hằng năm được tổ
chức nghiêm trang ở các đền thờ dưới chân núi. Theo
những ghi chép đó, mỗi năm một lần, vào ban đêm,
Quốc vương Chân Lạp vượt qua những ngọn núi
hiểm trở lọt vào trong đền, nơi có lính canh giữ, hạ
sát một nhân mạng hiến tế thần để cầu mong cho đất
nước được bình yên và thịnh vượng. Sau này, Phìa
Kumantha - người xây dựng Wat Phou, tiếp tục duy
trì tập tục bằng cách đích thân mình hạ sát một đôi
nam nữ trinh tiết để hiến tế thần. Về sau tục hiến tế
nhân mạng được thay thế bằng hiến tế trâu. Lễ hiến
tế ở Wat Phou cũng đồng thời là lễ hội cầu mưa của
nhân dân địa phương. Tuy nhiên, đến nay, các nhà
nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy hiện vật nào chứng
minh được sự tồn tại của nghi lễ hiến tế này.
Ngày nay, lễ hội Wat Phou cũng là lễ hội Phật
giáo của cả vùng Nam Lào, một trong những lễ hội lớn
nhất ở Lào, được tổ chức liên tục trong ba ngày vào dịp
Rằm tháng 3 Âm lịch. Hồ nước Noòng Viêng ở trước
ngôi đền cổ là trung tâm của lễ hội. Nơi đây diễn ra
các cuộc đua thuyền, đua voi, chọi trâu, biểu diễn ca
múa nhạc và bắn pháo hoa. Trong ngày lễ đó, người
dân khắp đất nước Lào và các tỉnh láng giềng vùng
Đông Bắc Thái Lan nô nức hành hương về đây thụ lễ.
Năm 2001, tổ chức UNESCO đã công nhận và
vinh danh quần thể di tích cổ này là Di sản văn hóa
thế giới.
82