Page 82 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 82

ngọn núi, nơi bắt đầu của một con suối - lối thiết kế
           đặc trưng trong phong cách kiến trúc Khmer. Các bức
           tường  bao  quanh  đền  được  xây  dựng  bằng  đá  ong,
           riêng bức tường phía trong đền được xây dựng bằng
           đá sa thạch. Cổng chính và mặt trước của Wat Phou
           nay chỉ còn là đống đá đổ nát, nhưng người ta vẫn
           còn thấy nền móng của nó và một số khối đá lớn có
           trang trí, có lỗ mộng, một số chỗ được chạm khắc hình
           cánh sen. Trong quá trình khai quật và phục dựng
           di tích này, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một
           chi tiết thú vị, đó là cổng chính của ngôi đền chiếu
           thẳng đến đền cổ Angkor Wat của Campuchia và đền
           cổ Preah Vihear. Ba di tích cổ này cùng với ngôi đền
           cổ ở Mianma tạo thành một đường thẳng trên mặt lục
           địa. Từ đó các nhà khoa học đã nhận định rằng thuở
           xưa, có một con đường thẳng tắp, dài khoảng 100km
           nối liền Wat Phou với Angkor Wat. Con đường đó bây
           giờ đã bị gãy khúc do thời gian và sự phát triển của
           các đô thị dân cư.
               Qua khỏi cổng chính là một con đường gồm hai
           hàng trụ đá hình linga - biểu tượng của thần Siva.
           Mặt đường được lót những phiến đá phẳng. Cuối con
           đường lộ ra hai ngôi đền chính hướng về phía đông,
           đối xứng với nhau trên một gò cao, có tên gọi là Hông
           Thạo (đền cậu) và Hông Nang (đền cô). Đây là hai
           công trình kiến trúc bằng đá được xây dựng giống hệt
           nhau nhưng nay đã đổ nát gần hết.
               Khu đền thượng nằm ở lưng chừng núi là kiến
           trúc còn nguyên vẹn nhất ở Wat Phou. Đường lên đền
           thượng phải qua những bậc cấp lát đá được xây dốc
           đứng, rợp bóng những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.


           80
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87