Page 103 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 103
chính trị - xã hội, sự đồng tình, ủng hộ, khích lệ của nhân dân,
sự chủ động vào cuộc rất tích cực của báo chí, tạo sức mạnh tổng
hợp trong phòng, chống tham nhũng. Ở đây, tôi xin nhấn mạnh
vai trò vô cùng quan trọng của nhân dân, phải “động viên quần
chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu
rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc chắn
thành công” , như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu.
1
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng
phải thẳng thắn nhìn nhận công tác phòng, chống tham nhũng
vẫn còn những tồn tại, hạn chế như Báo cáo đã nêu. Công tác
phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa
có sự chuyển biến rõ rệt. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn
còn hạn chế, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn
thấp; việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong
nội bộ, cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu,
tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn
chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm
trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc
trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe
dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là do một số cấp ủy,
tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình
tham nhũng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực mình quản
lý; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt, nói chưa đi đôi với làm,
thiếu bản lĩnh, dĩ hòa vi quý, nể nang, né tránh, thậm chí bao che
cho cán bộ, đảng viên vi phạm. Một bộ phận không nhỏ cán bộ,
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.362.
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 101
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM