Page 105 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 105
Thưa các đồng chí,
Từ thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng thời gian
qua, cho chúng ta nhiều bài học quý, có ý nghĩa cả về mặt lý luận
và thực tiễn, đó là:
Thứ nhất, trong công tác phòng, chống tham nhũng, trước
hết phải có quyết tâm chính trị cao và phải đặt dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp,
thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng; phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế
của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước
hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính
quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.
Tham nhũng diễn ra trong nội bộ, do người có chức vụ, quyền
hạn thực hiện. Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh ngay
trong chính bản thân mỗi con người, trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị, địa phương mình; liên quan đến lợi ích, tiền tài, chức vụ, danh
vọng, uy tín của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, phải có quyết tâm chính
trị rất cao, thể hiện ở thái độ kiên quyết, không khoan nhượng
và hành động quyết liệt, cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Người
đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về
tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng,
rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa; đồng thời phải tăng cường
giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của
người có chức vụ, quyền hạn. Mọi quyền lực phải được kiểm soát
chặt chẽ bằng cơ chế, quyền lực phải được ràng buộc bằng trách
nhiệm, quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao
trách nhiệm càng lớn; lạm dụng, lợi dụng quyền lực cũng phải bị
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 103
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM