Page 100 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 100
đạo đức của cán bộ, đảng viên; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
xử lý thông tin báo chí nêu về tiêu cực, tham nhũng; tích cực
tham gia phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền trong sạch, vững mạnh.
5. Chú trọng kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn
vị chức năng phòng, chống tham nhũng; tích cực hợp tác
quốc tế và từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống
tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước
Chức năng, nhiệm vụ, Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã được sửa đổi, bổ
sung với nhiều đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động.
Ban Chỉ đạo lựa chọn khâu yếu, việc khó để tập trung chỉ đạo
khắc phục; làm việc rất nghiêm túc, trách nhiệm, bài bản, nền
nếp, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, quyết tâm cao và hiệu quả
công việc ngày càng cao. Ban Chỉ đạo thực sự là “tổng chỉ huy”,
là “nhạc trưởng” của công tác phòng, chống tham nhũng. Ban
Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy
được tái lập đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, nâng cao hiệu quả tham
mưu về công tác phòng, chống tham nhũng. Ban Nội chính Trung
ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo đã chủ động, sâu
sát, kiên quyết, kiên trì, có bản lĩnh trong thực hiện nhiệm vụ
tham mưu, đề xuất, giúp Ban Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực
hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác, tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong
công tác phòng, chống tham nhũng được tăng cường, nhất là phối
hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát, nội chính của Đảng với
98 KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH