Page 123 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 123
2. Đi đôi với việc tập trung chỉ đạo công tác phát hiện,
xử lý tham nhũng, công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế,
thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực cũng được chú trọng đẩy mạnh, từng bước
hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể”,
“không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc
hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan tham mưu,
giúp việc của Trung ương đã ban hành nhiều chủ trương, giải
pháp, quy định mới, mạnh mẽ, ngày càng quyết liệt về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, hoàn thiện thể chế về kinh
tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhiều quy
định, nghị quyết được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đi vào
cuộc sống; khắc phục được một bước những sơ hở, bất cập trước
đây làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng . Có thể khẳng định, cho
1
đến nay, các chủ trương, quy định của Đảng, các văn bản pháp
luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta cơ bản
đã đầy đủ; cái cần nhất lúc này là sự tự giác, sự thống nhất cao
về ý chí và hành động, là tổ chức thực hiện. Vừa qua chúng ta đã
làm tốt, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm tốt hơn
nữa trong thời gian tới.
1. Từ năm 2012 đến nay, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ
quan tham mưu của Đảng đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội ban hành hơn 300 luật, pháp
lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 2.600 nghị
định, quyết định, chỉ thị; cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương ban hành
hơn 45.000 văn bản; các bộ, ngành, địa phương ban hành gần 100.000 văn bản để
cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực.
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 121
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM