Page 127 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 127
“tổng chỉ huy”, là “nhạc trưởng” của công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực. Ban chỉ đạo cấp tỉnh cũng đã, đang và sẽ triển
khai hoạt động theo hướng này. Ban Nội chính Trung ương và
ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy được tái lập đã bước đầu có
nhiều nỗ lực, cố gắng, nâng cao hiệu quả tham mưu về công tác
phòng, chống tham nhũng. Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan
thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng - đã chủ động, sâu sát, kiên quyết, kiên trì, có bản lĩnh
trong thực hiện nhiệm vụ tham mưu, đề xuất, giúp Ban Chỉ đạo
xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế
hoạch công tác, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; xử lý nhiều vụ án,
vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã
hội đặc biệt quan tâm.
Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong
công tác phòng, chống tham nhũng cũng được chú trọng, tăng
cường, nhất là sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát,
nội chính của Đảng với cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra;
giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán với cơ quan điều tra; giữa các
cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương, địa phương và các bộ,
ngành chức năng ngày càng chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả hơn (hầu
như không còn tình trạng “quyền anh, quyền tôi”, “cua cậy càng,
cá cậy vây” như trước). Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham
nhũng cũng đã được tăng cường; hoạt động phòng, chống tham
nhũng cũng từng bước được mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà
nước (vụ án tham nhũng, tiêu cực xảy ra tại Công ty Việt Á và các
cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan là một ví dụ điển hình).
Thưa các đồng chí,
Nhìn lại chặng đường 10 năm kể từ khi thành lập Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 125
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM