Page 149 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 149
Thứ năm, phải xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy Ban
Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo -
thực sự vững mạnh, trong sạch, chất lượng, tinh gọn, làm việc
có hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật nghiêm minh. Đây là một công
việc rất quan trọng, một điều kiện thiết cốt bảo đảm cho Ban
Chỉ đạo hoạt động có kết quả. Phải lựa chọn, sắp xếp, bố trí cán
bộ một cách kỹ lưỡng, chặt chẽ; có quy chế, nội quy làm việc
khoa học theo đúng yêu cầu đối với một Ban tham mưu, bộ máy
giúp việc đắc lực của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư.
Trước mắt, Ban phải thực hiện ngay một số công việc, như:
xây dựng quy chế làm việc, phối hợp giữa các thành viên, giữa các
bộ phận; tham mưu, đề xuất việc phân công các thành viên Ban
Chỉ đạo; xây dựng chương trình công tác toàn khóa và chương
trình công tác năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng; xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội
chính Trung ương với các cơ quan tiến hành tố tụng;... Tổ chức
ngay công việc, chuẩn bị chỗ làm việc, trụ sở, con dấu, các điều
kiện làm việc của Ban Chỉ đạo và Ban Nội chính Trung ương,...
Đối với một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã
hội đặc biệt quan tâm, Ban cần nắm, rà soát lại, có kế hoạch
chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy việc xem xét xử
lý một cách khẩn trương, tích cực theo đúng quy định của Đảng
và luật pháp của Nhà nước. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng có đủ điều kiện và lực lượng để triển khai
công việc này (có lãnh đạo của Trung ương, Chính phủ, Quốc
hội, Mặt trận, các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, công
an, kiểm sát, tòa án, quân đội,...); vấn đề là tổ chức và làm như
thế nào cho có hiệu quả.
(Trích phát biểu kết luận tại Phiên họp thứ nhất, ngày 04/02/2013).
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 147
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM