Page 33 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 33
trước hết là ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên
Ban Bí thư, người đứng đầu các cấp, các ngành; về kiểm tra,
giám sát, kỷ luật của Đảng; về kiểm soát tài sản, thu nhập của
cán bộ, đảng viên; về công tác cán bộ, miễn nhiệm, từ chức; về
kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và một số lĩnh vực
trọng yếu khác; về trách nhiệm và thẩm quyền của Ban Chỉ đạo
và các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
về cơ chế chỉ đạo phối hợp trong hoạt động kiểm tra, giám sát,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; về
phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; về bảo
vệ người phát hiện tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực;... Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành cũng đã tập trung rà
soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hàng nghìn văn bản quy phạm
pháp luật; khắc phục được một bước những sơ hở, bất cập làm
phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Có thể khẳng định, cho đến nay,
các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tương đối đầy đủ; cái cần
nhất lúc này là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành
động, là tổ chức thực hiện. Chúng ta phải khắc phục bằng được
tình trạng mà Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra và tại
nhiều Hội nghị quán triệt, triển khai các nghị quyết, quy định
của Đảng, đó là tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, “rằng hay thì
thật là hay, xem ra thực hiện còn gay trăm bề”.
Tăng cường công khai, minh bạch, giám sát, kiểm
soát quyền lực; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để
“không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực
Công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện
đầu tiên để kiểm soát quyền lực. Công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình càng tốt thì càng tạo điều kiện cho các chủ thể
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 31
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM