Page 35 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 35
quan tâm. Tăng cường việc kiểm soát tài sản, thu nhập, chuyển
đổi vị trí công tác, xử lý trách nhiệm người đứng đầu; thanh
toán không dùng tiền mặt; sửa đổi, ban hành chế độ, định mức,
tiêu chuẩn; cải cách chính sách tiền lương, thu nhập; nâng cao
đời sống của cán bộ, công chức, viên chức,... đã góp phần tích
cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực được tăng cường và có nhiều đổi mới; sự
giám sát của các cơ quan dân cử; vai trò của Mặt trận Tổ quốc,
của nhân dân và báo chí, truyền thông trong phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực được phát huy tốt hơn. Cấp ủy, tổ chức
đảng ở Trung ương và địa phương đã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đưa nội
dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào
tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Qua đó, nhận thức,
trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và
nhân dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được nâng lên.
Việc công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý các
vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; chủ động cung cấp thông
tin việc xử lý đối với những vấn đề nhạy cảm, dư luận quan tâm
đã góp phần định hướng tốt dư luận xã hội và thể hiện sự công
khai, minh bạch trong xử lý tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan
thông tấn, báo chí đã tích cực vào cuộc, đồng hành cùng Đảng,
Nhà nước và các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực; vừa tuyên truyền, vừa tích cực đấu tranh, phát
hiện tham nhũng, tiêu cực, vừa tích cực đấu tranh phản bác
những luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu, thù địch về công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường giám sát
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 33
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM