Page 37 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 37
Từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực khu vực ngoài nhà nước và nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
Tham nhũng, tiêu cực không chỉ xảy ra trong các hoạt động
thuộc khu vực nhà nước, mà còn có sự giúp sức, hỗ trợ đắc lực
của các đối tượng hoạt động ngoài khu vực nhà nước. Sự cấu kết
giữa những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất
trong khu vực nhà nước với những đối tượng hoạt động ngoài khu
vực nhà nước là một dấu hiệu có tính phổ biến hiện nay của tội
phạm tham nhũng, tiêu cực. Do đó, phải từng bước mở rộng hoạt
động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra ngoài khu vực nhà
nước thì công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới đồng
bộ, hiệu quả. Mặt khác, tội phạm tham nhũng có tính quốc tế,
là vấn nạn của các quốc gia; phải đẩy mạnh đàm phán, ký kết
các hiệp định tương trợ tư pháp, các thỏa thuận về hợp tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm với các nước; phối hợp chặt chẽ với
cơ quan tư pháp của các nước, các tổ chức quốc tế để truy bắt,
dẫn độ số đối tượng phạm tội tham nhũng lẩn trốn, chuyển giao
tài liệu, chứng cứ và thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán ra nước
ngoài. Tích cực tham gia các sáng kiến, diễn đàn quốc tế, nghiên
cứu, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia và các tổ chức quốc tế
trong phòng, chống tham nhũng. Nội luật hóa và thực thi Công
ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng theo đúng lộ trình,
phù hợp với điều kiện và pháp luật của Việt Nam.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung 4 tội danh về tham
nhũng đối với khu vực ngoài nhà nước; Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2018 dành một chương riêng nói về hoạt động phòng,
chống tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước. Chúng ta đã phát
hiện, xử lý một số vụ án lớn xảy ra ở khu vực ngoài nhà nước;
điển hình như các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, AIC, Tập
đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát,...
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 35
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM