Page 336 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 336
tổ chức để nhân dân góp ý xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
Sáu là, kiểm điểm, tự phê bình và phê bình có xử lý kỷ luật
không? Làm thế nào để bảo vệ được người phê bình, chống trù
dập? Như trên tôi đã nói, vi phạm kỷ luật đảng thì phải xử lý
theo kỷ luật Đảng; vi phạm pháp luật của Nhà nước thì phải
xử lý theo pháp luật của Nhà nước. Nhưng kiểm điểm, phê bình
không phải chỉ cốt để kỷ luật được nhiều thì mới là thành tích.
Tốt nhất là giúp cho đồng chí mình tự thấy “vết nhọ trên trán” để
“chùi” nó đi, trị bệnh cứu người!
Còn làm thế nào để bảo vệ được người góp ý kiến, chống trù
dập, cái này rất quan trọng. Các đồng chí ở bộ phận hướng dẫn
nên có quy chế về vấn đề này, nêu rõ chỗ này. Tâm trạng chung
bây giờ là biết đấy, nhưng nói làm gì cho dại. Đôi khi không phải
là động cơ xấu đâu, mà là sợ bị trù dập. Người ta còn phải lo bát
cơm, manh áo, quyền lợi chứ. Bây giờ đảng viên là người lao động
với chủ doanh nghiệp hay nhân viên với thủ trưởng mà phê bình
thì có khi “ông ấy” trù cho bằng chết, thì thôi im đi, tâm lý này
rất nhiều. Phải có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người
chống tham nhũng, những người tham gia phê bình.
Bảy là, chỉ đạo báo chí thế nào trong tự phê bình và phê
bình? Ban Tuyên giáo Trung ương phải có hướng dẫn chặt chẽ,
cụ thể. Đây là việc làm thường xuyên, bình thường, lâu dài, trong
nội bộ Đảng. Đương nhiên là có cái phải công khai, nhưng không
phải tất cả đều đưa lên mặt báo. Có những cuộc họp chỉ trong nội
bộ thôi; phê bình cốt là để giúp nhau tự thấy, để sửa mình; nói ra
bên ngoài để làm gì? Nếu ai đó nói ra ngoài thì phải có cơ chế xử
lý. Còn công khai những nội dung nào thì phải có quy định cụ thể,
không để các thế lực xấu lợi dụng. Chỉ đạo báo chí không có nghĩa
là bóp nghẹt dân chủ, ngăn cản báo chí như có người xuyên tạc.
334 KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH