Page 338 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 338
tư tưởng bản vị, tư tưởng bè cánh,...; về tổ chức thì có nguyên tắc
tổ chức, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, phương thức lãnh đạo,
lề lối làm việc. Nếu nói “suy thoái về chính trị, tư tưởng” thì “suy
thoái về chính trị” có nghĩa là suy thoái về đường lối rồi, suy thoái
về định hướng rất cơ bản rồi. Ở đây nói tư tưởng chính trị là tư
tưởng mang tính chính trị, có nghĩa là anh theo khuynh hướng
chính trị nào, anh đứng trên lập trường nào, anh theo quan điểm
nào, anh đứng về phía ai, bảo vệ ai? Tôi đã xem lại các nghị quyết
trước đây về xây dựng Đảng đều viết là “suy thoái về tư tưởng
chính trị”, thậm chí có chỗ nói mức độ hơn là “nhận thức tư tưởng
chính trị”, hàm ý là do nhận thức chưa tốt dẫn đến suy thoái tư
tưởng chính trị, còn bây giờ nếu quy vào suy thoái về chính trị thì
nặng quá, lớn quá. Cho nên dùng “suy thoái về tư tưởng chính trị”
thì phù hợp hơn.
Các đồng chí hỏi “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”, “lỗi hệ
thống” là thế nào? Nghe nó mới mới, lạ lạ. Thưa các đồng chí,
gần đây những thuật ngữ này hay được dùng, chắc là ảnh hưởng
theo cách của nước ngoài. Các nhà khoa học cần nghiên cứu cho
nó chuẩn xác về nội hàm khái niệm. Ta hiểu nôm na, phổ thông
có phải thế này không: Nói “lợi ích nhóm” đơn giản là lợi ích cục
bộ, móc ngoặc với nhau theo kiểu “ông mất chân giò, bà thò chai
rượu”, đôi bên cùng có lợi, chung nhau làm ăn vì lợi ích cục bộ.
Nhưng bây giờ nhiều khi không chỉ là quan hệ giữa hai bên, hai
người mà đã thành “đường dây”, “sự ăn cánh” của một nhóm
người, mưu lợi ích riêng, làm hại lợi ích chung. C. Mác đã từng
nói: Khi mà tư bản đầu sỏ tài chính cấu kết với quyền lực chính
trị thì nó chi phối xã hội ghê gớm lắm! Còn về “tư duy nhiệm kỳ”
thì đúng là gần đây mới dùng. Khi phát biểu ở Trung ương tôi rất
thận trọng, để trong ngoặc kép (“ ”). Nó có cả hai mặt, tích cực
336 KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH