Page 340 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 340

để các ban tập huấn cho ngành dọc của mình, về làm cho thống

              nhất. Nhưng như phần trên tôi đã nói, các dự thảo văn bản được
              chuẩn bị trong điều kiện rất vội, có thể chưa đầy đủ; sau khi lấy
              ý kiến các đồng chí sẽ hoàn thiện thêm, chỗ nào chưa khớp nhau
              thì phải điều chỉnh lại. Văn bản hướng dẫn là rất quan trọng, đôi

              khi không nhớ nghị quyết bằng hướng dẫn đâu, phải làm rất cẩn
              thận, cụ thể. Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo làm tiếp việc này.
                   Nhóm vấn đề thứ sáu, có đồng chí nêu là tại sao lần này

              không lập ban chỉ đạo, mà lại lập bộ phận thường trực, như thế
              thì có gì khác nhau? Trung ương đã bàn và đã quyết định vấn
              đề này. Bộ Chính trị chấp hành ý kiến của Trung ương là không
              lập ban chỉ đạo. Vì bây giờ nhiều ban chỉ đạo quá, ban nào cũng

              mời các đồng chí lãnh đạo đầu ngành để cho có vị thế quan trọng,
              nhưng trên thực tế không thể đi họp hết được, lại cử anh em khác
              đi thôi. Cho nên nghe thì nó có vẻ quan trọng nhưng thực tế thì

              hiệu quả thấp, mà khó làm việc. Không lập ban chỉ đạo nhưng
              phải phân công một số đồng chí thường trực giúp Bộ Chính trị (ở
              Trung ương) và ban thường vụ (ở cấp ủy các cấp) chỉ đạo. Cụ thể
              là: trên Trung ương là Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí

              thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm
              tra  Trung  ương,  Trưởng  Ban  Tuyên  giáo  Trung  ương,  Trưởng
              Ban Dân vận Trung ương. Ở dưới tỉnh cũng có cách làm tương

              tự như vậy. Những bộ phận này thường xuyên phải chỉ đạo cho ý
              kiến, giải quyết công việc hằng ngày; còn khi có gì khó, quá thẩm
              quyền thì sẽ xin ý kiến Bộ Chính trị hoặc ban thường vụ. Ở trên
              Trung ương lâu nay đã thành truyền thống là các đồng chí lãnh

              đạo chủ chốt ngồi lại cho ý kiến chỉ đạo. Nếu khó hơn nữa thì đưa
              ra bàn, xin ý kiến Bộ Chính trị, như thế nó thiết thực và hiệu quả
              cao hơn. Đề nghị các địa phương cũng làm tương tự theo mô hình

              này, cách này. Còn có thể gia giảm về số lượng tham gia bộ phận



         338   KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
               GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344   345