Page 349 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 349
những quan điểm đổi mới cơ bản của Đảng, kịp thời uốn nắn
những nhận thức không đúng, những biểu hiện lệch lạc, khẳng
định các nguyên tắc chỉ đạo quá trình đổi mới ở nước ta.
Đại hội VII của Đảng họp vào tháng 6/1991. Lúc này, chế
độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu đã bị sụp đổ và Liên Xô
đi chệch hướng cải tổ, đang có nguy cơ đi đến tan rã. Công cuộc
đổi mới của chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất
quan trọng, song đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội. Khi Liên Xô tan rã, một bộ phận cán bộ, đảng viên và
nhân dân có những biểu hiện dao động, thậm chí có người muốn
đi con đường khác. Các thế lực thù địch dấn tới phản công vào
cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại hội dựa trên cơ sở
tổng kết việc thực hiện đường lối đổi mới toàn diện từ Đại hội VI
và những kết luận rút ra từ cuộc sống, đã thông qua Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000,
thông qua Điều lệ Đảng (sửa đổi). Đại hội VII khẳng định kiên
trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xác định sáu đặc trưng của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, bảy phương hướng cơ bản chỉ đạo
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ; xác
định những định hướng lớn trong chính sách kinh tế; đồng thời
đề ra đổi mới hệ thống chính trị, phát huy nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
Sau Đại hội VII, các nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương và Bộ Chính trị tiếp tục bổ sung, phát triển và cụ
thể hóa các quan điểm, phương hướng cơ bản nêu trong Cương
lĩnh, Chiến lược, như: Nghị quyết Trung ương 3 (tháng 6/1992)
về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Nghị quyết Trung ương 4
(tháng 11/1992) về một số chính sách xã hội, chăm lo con người;
Phần thứ hai: NHẤT QUÁN PHƯƠNG CHÂM: PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG, TIÊU CỰC 347
TỪ SỚM, TỪ XA, CẢ NGỌN LẪN GỐC