Page 348 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 348
ở một số cán bộ lãnh đạo cấp cao có phần say sưa với thắng lợi giải
phóng miền Nam nên thiếu sự tỉnh táo trong phân tích tình hình,
không lường hết khó khăn khi đi vào xây dựng kinh tế.
Tiếp theo đổi mới bộ phận, đổi mới từng bước, đến Đại hội VI
(tháng 12/1986), Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đánh
dấu bước chuyển rất quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về
chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đại hội VI đã cụ thể hóa quan điểm mới về cơ cấu kinh tế,
về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên,
từ đó đề ra chủ trương tập trung cho “ba chương trình kinh tế
lớn”. Đại hội đã có quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa,
coi cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, phải trải
qua thời gian lâu dài và liên tục với những bước đi và hình thức
thích hợp, nhận rõ ngay khi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
chiếm ưu thế vẫn tồn tại những thành phần kinh tế khác như
kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân ở mức
độ nhất định. Đại hội thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản
xuất hàng hóa và của thị trường. Cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp đã bị phê phán triệt để và khẳng định chuyển hẳn sang hạch
toán kinh doanh.
Đại hội chủ trương phát triển những hình thức kinh tế phù
hợp với trình độ tổ chức sản xuất; về phân phối, coi trọng việc kết
hợp ba lợi ích: cá nhân, tập thể và xã hội. Đại hội có nhận thức
mới về vấn đề xã hội, coi đây không chỉ là chính sách giúp đỡ, trợ
cấp mà là chăm lo toàn diện và phát huy nhân tố con người.
Nghị quyết Đại hội VI được cụ thể hóa qua các Hội nghị
Trung ương và Bộ Chính trị để đi dần vào cuộc sống. Đáng chú
ý là Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3/1989) đã cụ thể hóa và phát
triển nhiều quan điểm của Đại hội VI, hoàn chỉnh thêm một bước
346 KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH