Page 351 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 351
trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát
triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội IX của Đảng (tháng 4/2001) thông qua chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,
khẳng định đường lối phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa, coi đây là mô hình kinh tế tổng quát của cả thời kỳ quá
độ, tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng
mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Các Hội
nghị Trung ương khóa IX cụ thể hóa và phát triển các quan
điểm về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đổi mới, nâng
cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, khuyến khích
phát triển mạnh kinh tế tư nhân; đẩy nhanh công nghiệp hóa
nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn; tăng cường sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, đổi mới hoạt động của
hệ thống chính trị; thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới...
Như vậy, rõ ràng thời kỳ từ Đại hội VI đến nay là thời kỳ
tiếp tục hình thành và từng bước phát triển đường lối đổi mới
của Đảng, thời kỳ có những nhận thức mới đúng đắn hơn về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Có được đường lối chính trị đúng trong hoàn cảnh phát triển
bình thường đã là việc khó; ở những bước ngoặt của lịch sử, trong
bối cảnh đất nước và quốc tế có những diễn biến nhanh chóng,
phức tạp, thì việc xác định được một đường lối chính trị đúng và
bảo đảm cho đường lối đó thành hiện thực càng khó khăn hơn.
Nó là kết quả của trí tuệ, tài năng, phẩm chất, khí phách. Nó trải
qua một quá trình suy tư gian khổ, tìm tòi, đổi mới tư duy lý luận,
tổng kết thực tiễn, có khi phải làm đi làm lại nhiều lần, thậm chí
Phần thứ hai: NHẤT QUÁN PHƯƠNG CHÂM: PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG, TIÊU CỰC 349
TỪ SỚM, TỪ XA, CẢ NGỌN LẪN GỐC