Page 370 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 370
những hiện tượng buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, có thể nói
tình trạng phổ biến là Đảng làm thay công việc của chính quyền,
tham gia quá nhiều vào các công việc của Nhà nước và các tổ chức
kinh tế, gần như Đảng cũng là cơ quan quyền lực nhà nước, đứng
trên Nhà nước.
Phát hiện ra khuyết điểm này, vào những năm 80 của thế
kỷ XX, Đảng Cộng sản Liên Xô chủ trương phải tiến hành cải tổ,
đổi mới phương thức lãnh đạo, chống hành chính hóa công việc
của Đảng, khắc phục tình trạng bao biện, làm thay Nhà nước.
Đó là chủ trương đúng. Nhưng trong quá trình thực hiện, một số
lãnh đạo chủ chốt của Đảng lúc đó dần dần xa rời nguyên tắc và
chủ định lúc ban đầu, trượt dài trên con đường sai lầm mới. Đưa
ra những khẩu hiệu có tính chất mị dân: “Trả lại chính quyền
cho nhân dân”, “Tất cả chính quyền về tay Xôviết”, xóa Điều 6
trong Hiến pháp Liên Xô (là điều khẳng định sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Liên Xô đối với toàn xã hội), họ từng bước hạ
thấp, buông lỏng, rồi phủ định luôn vai trò lãnh đạo của Đảng.
Với khẩu hiệu “phi đảng hóa”, “phi chính trị hóa” trong quân đội,
công an, KGB, họ còn vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng trong lực
lượng chuyên chính này. Trong khi đó, họ khuyến khích lập các
đảng phái, tổ chức đối lập, tưởng làm như thế là dân chủ, rốt cuộc
để tuột sự lãnh đạo, thủ tiêu vai trò cầm quyền của Đảng (đương
nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất).
2. Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “Đảng ta là một đảng
cầm quyền” . Điều đó không phải tự nhiên mà có; đây là thành
1
quả của bao nhiêu năm đấu tranh cách mạng của toàn Đảng,
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.611 (B.T).
368 KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH