Page 369 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 369
lợi ích của một giai cấp hoặc tầng lớp nhất định. Các thuật ngữ
“đảng cầm quyền”, “đảng chấp chính”, “đảng nắm chính quyền”
đã được dùng từ lâu ở các nước phương Tây để chỉ rõ vai trò, vị
thế và trách nhiệm của một đảng khi đã có chính quyền; phân
biệt đảng nắm chính quyền với những đảng không nắm chính
quyền, chưa giành được chính quyền hoặc ở vị thế đối lập. Trong
xã hội có nhiều giai cấp và tầng lớp, có thể có một đảng hoặc
nhiều đảng, trong đó có đảng cầm quyền, có đảng không cầm
quyền. Tùy theo điều kiện và tương quan lực lượng cụ thể ở mỗi
nước, mỗi lúc mà có thể do một đảng hoặc một số đảng liên minh
với nhau cầm quyền.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, vấn đề đảng cầm
quyền cũng được đặt ra khá sớm. Ngay từ trước Cách mạng
Tháng Mười Nga (năm 1917), V.I. Lênin đã nói rằng, Đảng
Bônsêvích Nga “bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng đứng ra nắm
toàn bộ chính quyền”. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng
Bônsêvích Nga và tiếp sau đó là Đảng Cộng sản Liên Xô trở
thành đảng cầm quyền và đã có những đóng góp hết sức to lớn
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Liên Xô và nhân dân
thế giới. Ngày 27/3/1922, trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga, V.I. Lênin lần đầu
tiên đưa ra khái niệm “Đảng Cộng sản cầm quyền” và nhận
định ở nước Nga chỉ có “một đảng cầm quyền”. Từ đó về sau,
trong rất nhiều tài liệu, văn kiện của Đảng Cộng sản Liên Xô
đều dùng thuật ngữ “đảng cầm quyền”.
Tuy nhiên, có một thời gian khá dài, ở Liên Xô và nhiều nước
xã hội chủ nghĩa khác, do chưa có sự sáng tỏ về lý luận và thực tiễn,
còn những cách hiểu không đúng về “đảng cầm quyền”, cho nên,
có những việc làm không phù hợp, nhất là trong quan hệ giữa sự
lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Bên cạnh
Phần thứ hai: NHẤT QUÁN PHƯƠNG CHÂM: PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG, TIÊU CỰC 367
TỪ SỚM, TỪ XA, CẢ NGỌN LẪN GỐC