Page 480 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 480
MÓC NGOẶC*
“ óc ngoặc” là một từ ghép gồm hai yếu tố “móc” và
“ngoặc”. Theo Từ điển tiếng Việt, “móc” là hành động
Mlấy một vật từ bên trong ra ngoài (móc túi); “ngoặc”
là hành động kéo lại hay kéo xuống (ngoặc tay). “Móc” ghép với
“ngoặc” thành từ “móc ngoặc” để diễn tả một cách có hình ảnh
hành động của một số người thông đồng, móc nối với nhau ăn cắp
hoặc sử dụng nhập nhằng tài sản của Nhà nước, của tập thể, lợi
dụng lẫn nhau làm sai phép nước để mưu lợi ích cá nhân - dùng
từ như vậy quả là đạt, là thâm thuý và hóm hỉnh. Đã móc rồi lại
còn ngoặc nữa, mối quan hệ mới ràng buộc chặt chẽ làm sao! 1
Cùng với các từ “tham ô”, “cửa quyền”, “quan liêu”, “phe
phẩy”, “đặc quyền đặc lợi”, “thoái hóa biến chất”..., từ “móc
ngoặc” được nhân dân nhắc tới với thái độ chê trách, khinh bỉ.
Các báo cáo, văn kiện của Đảng và Nhà nước nhắc tới với tinh
thần nghiêm khắc phê phán, kiên quyết loại trừ. Mà đúng thật,
móc ngoặc xấu quá, đáng ghét quá. Ai mà chẳng khó chịu, bất
bình với những hành động của một số người lợi dụng quyền hạn,
trách nhiệm được giao để làm sai chính sách của Đảng và Nhà
nước, mưu lợi ích cá nhân.
Có thể kể ra rất nhiều hiện tượng móc ngoặc.
Một số cán bộ, nhân viên ở các ngành lương thực, thực
phẩm, vật tư, thương nghiệp, giao thông, v.v. hoặc ở các đơn vị
* Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản, số tháng 8/1978.
478 KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH