Page 85 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 85
giám sát cán bộ có biểu hiện tham nhũng; có nhiều dư luận
quần chúng phản ánh, tố cáo tham nhũng; cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp và cán bộ được quy hoạch vào các vị trí lãnh
đạo, quản lý.
Cấp ủy, tổ chức đảng, bộ, ngành, chính quyền các cấp và cán
bộ, đảng viên phải nhận diện rõ, đấu tranh quyết liệt, có hiệu quả
với các việc làm sai trái, lợi ích nhóm, mưu lợi cá nhân, với các
đối tượng có biểu hiện, hành vi chạy chức, chạy quyền; bảo vệ cái
đúng, chỉ rõ cái sai, can ngăn những việc làm chưa đúng, phát
hiện và xử lý kịp thời việc lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực
hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay
cho chạy chức, chạy quyền; kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết
định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm
những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong
công tác cán bộ; thực hiện có hiệu quả chủ trương bố trí một số
chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không phải là
người địa phương.
Kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy,
tinh giản biên chế, gắn với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đổi mới chính sách tiền
lương; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có
đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 6, Trung ương 7 khóa XII.
Bốn là, tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác giám sát,
kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng.
Quyền lực luôn có nguy cơ bị “tha hóa”, tham nhũng là
“khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, cho nên phải thiết lập cho
được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có
chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 83
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM