Page 83 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 83
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giải trình, bảo đảm
dân chủ, công khai, minh bạch; quy định về việc ngăn chặn những
người có chức, có quyền lợi dụng cương vị công tác để trục lợi;
quy định về cho thôi, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh
đạo, quản lý; quy định về điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư
luận hoặc có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp; cơ chế
khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá,
dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung...
Đề nghị Quốc hội, Chính phủ tập trung chỉ đạo khẩn trương
tiếp thu, hoàn thiện Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
bảo đảm khả thi và hiệu quả; sớm ban hành Luật bảo vệ bí mật
nhà nước; sửa đổi, bổ sung Luật giám định tư pháp, Luật thanh
tra, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và các văn bản quy
định chi tiết thi hành để khắc phục những hạn chế, vướng mắc
trong phòng, chống tham nhũng.
Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách,
pháp luật, khắc phục những sơ hở trong quản lý kinh tế - xã hội
và phòng, chống tham nhũng, nhất là ở các lĩnh vực dễ xảy ra
tham nhũng.
Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, siết chặt
kỷ luật, kỷ cương; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất,
năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính
trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”;
đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi,
“lợi ích nhóm”.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước;
đối với những người vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời,
nghiêm minh, công khai.
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 81
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM