Page 86 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 86
kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc
với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền
hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn.
Do vậy, phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát
để bảo đảm quyền lực được vận hành công khai, minh bạch,
đúng đắn, không bị “tha hóa”; phân công, phân cấp gắn với
giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời thực hiện nghiêm
việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ có biểu
hiện tham nhũng gây nhiều dư luận; xử lý nghiêm trách nhiệm
người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; và quan trọng hơn là
phải ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách
căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, nói một cách hình ảnh là phải “nhốt quyền lực vào trong
lồng cơ chế”.
Phải tăng cường giám sát việc sử dụng quyền lực của cán bộ
lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, tăng cường giám sát trong nội
bộ tập thể lãnh đạo; công khai quy trình sử dụng quyền lực theo
pháp luật để cán bộ, nhân dân giám sát.
Cán bộ lãnh đạo các cấp phải ghi nhớ, bất cứ ai cũng không
có quyền lực tuyệt đối ngoài pháp luật, bất kỳ ai sử dụng quyền
lực đều phải phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân
và tự giác chịu sự giám sát của nhân dân.
Công quỹ là của công cho nên một xu, một hào cũng không
được chi dùng bừa bãi; công quyền là vì dân cho nên không được
mảy may vì riêng tư; phải thật sự chí công vô tư, công tư phân
minh, công trước tư sau, vì công mà quên tư; mọi việc đều xuất
phát từ dân, vì dân.
84 KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH