Page 476 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 476
2. Về chế độ chính trị, Chính phủ (miền Nam Việt Nam) do
dân lựa chọn và là chính phủ liên hiệp được bầu cử hợp lệ.
Biện pháp chiến lược của Mỹ lúc này là: Từng bước "phi Mỹ
hoá" chiến tranh, "Việt Nam hoá" chiến tranh, từng bước xuống
thang chiến tranh, cố duy trì cục diện chiến trường, tránh nguy
cơ bị thất bại to lớn, nghiêm trọng, tìm phương cách kết thúc
chiến tranh có nhân nhượng nhưng trong danh dự.
Theo dự kiến của Cục Tình báo, có hai khả năng: Một là, quá
trình xuống thang, nếu tiếp tục bị thất bại nặng nề, tác động
đến nước Mỹ, thì chính quyền Washington buộc phải kết thúc
chiến tranh bằng một giải pháp chính trị mà Mỹ không thể
không chấp nhận. Hai là, ảo tưởng muốn kéo dài chiến tranh
thêm một thời gian bằng cách giảm bớt quân Mỹ, tăng cường
quân ngụy, cố duy trì tình hình trước khi phải chịu thua và
chấp nhận một giải pháp chính trị. Cục Tình báo cho rằng, Mỹ
đang có chiều hướng buộc phải thực hiện khả năng thứ nhất.
Mục tiêu cụ thể của Mỹ là cố giữ miền Nam do một chính quyền
chống cộng - thân phương Tây khống chế. Mặt trân Dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam tham dự có mức độ. Tuy nhiên, tùy
tình hình, nếu bị thất bại nghiêm trọng, cũng có thể Mỹ buộc
phải chấp nhận một chế độ trung lập không cộng sản, nhưng
vẫn do Mỹ khống chế.
Nhịp độ rút quân của Mỹ là tùy thuộc vào tình thế trong quá
trình rút: rút từng bước, rút nhanh hay rút chậm, rút nhiều hay
rút có mức độ đều tùy theo tình hình. Mỹ trù tính rút quân làm
ba bước:
Bước một (từ tháng 8/1969 đến đầu năm 1970), rút một bộ
phận nhỏ (khoảng 4-6 vạn - tương đương 1-2 sư đoàn) để tạo
474