Page 477 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 477

điều kiện giảm dần quy mô chiến tranh, xoa dịu dư luận trong
                           và ngoài nước Mỹ.
                              Bước hai (năm 1970), rút bộ phận quan trọng để giảm chi

                           phí chiến tranh (khoảng 15-20 vạn - tương đương 3-5 sư đoàn);
                           cố gắng không  để cho ngụy sụp  đổ; kết hợp chuẩn bị cho âm
                           mưu chiếm giữ lâu dài một số căn cứ quan trọng.
                              Bước ba (1971-1972), tổng tuyển cử và giải quyết vấn đề rút
                           quân toàn bộ. Nếu ở lại lâu dài (khi đó quân ngụy đã trở thành

                           lực lượng quan  trọng chủ yếu), Mỹ có thể  đóng  ở  Đà Nẵng,
                           Chu Lai (Vùng 1), Cam Ranh, Phan Rang (Vùng 2), Vũng Tàu,
                           Biên Hoà, Long Bình (Vùng 3).
                               Về ngừng bắn, Mỹ chủ trương chỉ thực hiện ngừng bắn sau

                           khi rút một số quân và hai bên (Mỹ và Bắc Việt Nam) đã tập
                           kết để tránh bị thế cài răng lược (thế da báo) uy hiếp. Cũng có
                           khả năng ngừng bắn cùng với rút quân  tập kết nếu có thỏa
                           hiệp; ngừng bắn phải có sự kiểm soát quốc tế.

                              Nếu buộc phải chấp nhận Mặt trân Dân tộc giải phóng miền
                           Nam Việt Nam trong chính phủ liên hiệp, thì Mỹ chỉ chấp nhận
                           vai trò của tổ chức chính trị này với mức độ tham gia thiểu số
                           trong quốc hội và chính phủ, tham gia qua bầu cử dưới sự kiểm

                           soát của đồng minh Mỹ ở Sài Gòn và cơ quan quốc tế .
                                                                                  1
                           ___________

                              1. Hai tháng sau, trong báo cáo tháng 9/1969, Cục Tình báo bổ sung
                           rõ hơn: Mục tiêu cơ bản của Mỹ là cố giữ miền Nam, thông qua chính
                           quyền tay sai thân  Mỹ, nhưng chịu chấp nhận chế  độ trung  lập, chấp
                           nhận có mức độ Mặt trân Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Báo
                           cáo nói rõ: chấp nhận Mặt trận đến đâu hiện còn đang thăm dò, mặc cả
                           và có nhiều phương án: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
                           là một chính đảng, có thể tham gia quốc hội sau tổng tuyển cử; Mặt trận
                           có thể vào quốc hội và nội các sau tổng tuyển cử; Mặt trận có thể vào
                           chính phủ liên hiệp như ở Lào.


                                                                                           475
   472   473   474   475   476   477   478   479   480   481   482