Page 288 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 288
cùng với một số cán bộ Tổng hành dinh, trong đó có Mai Xuân Tần.
Chàng thư sinh nổi tiếng giỏi toán ở xứ Huế này mới về nhận
nhiệm vụ thư ký riêng cho Tổng Chỉ huy, đang ngồi ngắm tàu địch
bị đắm mà tay vẫn không rời quyển sách toán, trong khi đó thì
Thép Mới miệng không rời cái píp to như quả trứng gà, luôn nhả
khói. Sau vài câu chuyện phiếm, mọi người đề nghị Văn Cao hát
Thiên Thai. Nhạc sĩ từ chối nhưng đề nghị mọi người thưởng thức
và cho ý kiến về bản nhạc anh mới sáng tác, bài Trường ca sông Lô
mà theo anh, lúc này mới là phác thảo nên còn rất “gồ ghề”.
Nghe xong và sau khi mọi người nói cảm tưởng (Thép Mới là
người nói nhiều hơn cả), Văn Cao đặt vấn đề:
Tôi xin hỏi các ông: Tôi ví sông Lô với Vonga, Dương Tử có
được không?
- Sao lại không được? Người trả lời nhanh nhất lại vẫn là
Thép Mới. Trong điều kiện giành chiến thắng, xét về tương quan
lực lượng, quân ta còn khó khăn hơn Hồng quân và Giải phóng
quân Trung Hoa nhiều.
Người nào cũng góp ý kiến và thường có vẻ thiên về nghề
nghiệp. Mấy anh quân sự Tổng hành dinh đề nghị tác giả nên có
cái nhìn toàn diện. Chiến thắng sông Lô - với Khe Lau, Bình Ca,
Đoan Hùng - nằm trong chiến thắng chung của Khu 10, của Việt
Bắc, trong đó có Bông Lau trên đường số 4, có Km 7 trên đường số 2;
nói đến tiếng trái phá của pháo binh đừng quên sự yểm trợ của bộ
binh bảo vệ pháo, đừng quên đôi vai anh dân quân giúp vác từng
bộ phận pháo vượt qua núi Là để có chiến thắng Khe Lau. Thép
Mới diễn đạt những suy nghĩ đầy hình ảnh trong đầu óc nhà văn:
Nói đến dòng sông khi có tiếng pháo bắn tàu địch thì cũng đừng
quên nói đến dòng sông khi đã im tiếng súng, với bóng dáng những
bè nứa, bè gỗ, những con đò ngang ở Ghềnh Quýt, những cảnh
thanh bình quăng chài kéo lưới dưới ánh trăng... Người vui nhất
hôm đó là Văn Cao. Anh không ngờ gặt hái được nhiều ý hay trong
286