Page 293 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 293
kiến và giải quyết. Bữa cơm thân mật, đoàn kết trong rừng của Hồ
Chủ tịch thết đãi trong dịp Tết, bữa cơm thanh đạm mà mặn mà,
ngồi vào tiệc chúng mình cảm thấy bao nhiêu thú vị.
Sáng hôm sau, Bộ Tổng chỉ huy lại mời chúng mình ghé qua
chơi thăm Văn và ăn trưa ở đây trước khi về cơ quan. Dinh của
Tổng Chỉ huy trang hoàng cũng khá lộng lẫy. Trong nhà có đàn bà
cũng có khác.
Ông Hiến muốn nói đến sự có mặt của bà Đặng Bích Hà, phu
nhân Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp .
1
Trong những ngày này, bên cái vui chung, còn có những niềm
vui riêng. Đám cưới của Trần Công Tường với chị Vân được tổ chức
ngày 17/2/1948. Hai tháng sau, đến lượt Việt Châu và chị Diệu
Hồng. Ông Văn biết ông Hiến cũng đã có “đối tượng” và đã được Cụ
Hồ đồng ý, vậy mà không hiểu sao cứ dùng dắng mãi? Bộ trưởng
Lê Văn Hiến kể lại rằng, một buổi tối hạ tuần tháng 5, gặp nhau
nhân ngày họp Hội đồng Chính phủ: “Võ Nguyên Giáp nằm gần
mình kề tai hỏi nhỏ: Việc ấy còn chờ gì nữa, đã định ngày chưa?
Mình chỉ cười mà trả lời “còn chờ thiên thời, địa lợi, nhân hoà mới
đủ điều kiện bước qua giai đoạn quyết định”. Hai đứa cùng cười...
Giáp phá làm mình không ngủ được, nghĩ đến X. mãi, còn anh ta
thì ngáy khì” .
2
Trong khi chờ cho đủ “thiên thời - địa lợi - nhân hoà”, Lê Văn
Hiến dành thời gian rỗi để trồng rau. Những luống rau cằn cỗi vì bị
lãng quên trong những ngày địch tiến công nay đã trở lại xanh tốt.
______________
1. Ông Giáp lập gia đình tại Hà Nội trước ngày kháng chiến toàn
quốc. Theo tư liệu gia đình, đám cưới diễn ra 17 giờ ngày 27/11/1946 tại
32 Lý Thường Kiệt, do ông Nguyễn Lương Bằng làm chủ hôn. Đại diện
chính quyền: ông Trần Duy Hưng; đại diện nhà gái: ông bà Đặng Thai
Mai; khách: bà Thục Viên.
2. X: tức bà Lê Thị Xuyến, khi đó là “đối tượng”, sau là phu nhân Bộ
trưởng Lê Văn Hiến.
291