Page 296 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 296

Pari đã phải ba lần thay tổng chỉ huy quân viễn chinh. Sau Lơcle,
                           đến lượt Valuy phải ra đi sau 22 tháng không thể hiện được cái mà
                           Pari mong  đợi,  đó là “năng lực gánh vác nhiệm vụ  đặc biệt khó
                           khăn là đánh bại ông Giáp và quân Việt Minh”. Đối thủ tiếp theo
                           của ông Giáp là tướng bốn sao Bledô vừa đến Sài Gòn nhậm chức
                           tổng chỉ huy trung tuần tháng 5,  đúng vào dịp ông Giáp nhận

                           quân hàm Đại tướng. Từ năm 1958, quân đội ta bắt đầu xây dựng
                           nền nếp chính quy, toàn quân có quân hàm và mang quân phục
                           thống nhất. Người ta nhận thấy Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp
                                                                                              1
                           rất thích mặc quân phục với bốn ngôi sao cấp tướng trên cầu vai do
                           Cụ Hồ thay mặt Chính phủ và nhân dân phong tặng. Thói quen đó
                           vẫn được duy trì mãi đến tận bây giờ.
                              Sau chiến thắng có ý nghĩa chiến lược mùa khô đầu tiên của

                           cuộc kháng chiến toàn quốc, điều quan tâm đặc biệt của ông Giáp
                           là rút ra được những bài học bổ ích để dẫn dắt quân đội tiếp tục
                           tiến lên trước yêu cầu nhiệm vụ mới.
                              Ngay từ đầu tháng 12/1947, khi cuộc tiến công chiến lược của
                           quân đội Pháp lên Việt Bắc đã đứng trước nguy cơ thất bại, trong
                           tài liệu Thế nào là quy luật chiến tranh, Thường vụ Trung ương đã

                           có những nhận xét bước đầu về công tác chuẩn bị bước vào mùa
                           khô: Trong việc chuẩn bị chiến dịch mùa đông vừa rồi, ta chủ quan
                           đánh giá quá thấp địch, không đoán đúng được mưu mô của chúng,
                           hoặc  đoán không  đến nơi... Những thất bại  đầu tiên  ở Bắc Kạn,
                           Cao Bằng, Chợ Đồn, Tuyên Quang v.v. vừa rồi là những bài học
                           cho ta... Ta vừa đánh vừa học. Ta luôn luôn gắng sức học cái hay
                           của địch, sửa chữa sai lầm của ta, phát triển những ưu điểm của
                           ______________

                              1. Chức danh Tổng Chỉ huy đổi thành Tổng Tư lệnh Quân đội quốc
                           gia và Dân quân Việt Nam từ ngày 22/12/1948, theo Sắc lệnh số 14/SL
                           ngày 12/3/1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng trên thực tế,
                           nhiều văn bản hồi  đó vẫn dùng Tổng Chỉ huy  cho  đến trước Chiến
                           dịch Biên giới.


                           294
   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301