Page 301 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 301
chiến đấu, như công tác nắm địch, thông tin liên lạc, nền nếp báo
cáo, ý thức chấp hành mệnh lệnh. Riêng về công tác nắm địch, bản
huấn thị viết: “Ta cần biết ý định của địch: Chúng định làm gì,
chúng định đi đâu? Biết được hay phán đoán được kế hoạch của
chúng thì kế hoạch của ta mới sát. Trong trận tiến công của địch
vào Việt Bắc, những phán đoán của ta về địch có khi đúng, có khi
không được đúng lắm, nhiều khi sai”.
Về phán đoán sai, bản huấn thị đưa ra vài dẫn chứng trong
giai đoạn cuối của chiến dịch: “Địch ở Bắc Kạn thả Việt gian phao
tin sẽ rút về Thái Nguyên, đồng thời có một số cơ giới đi về Cao
Bằng. Ta phán đoán địch muốn rút về Cao Bằng nên phao tin rút
về Thái Nguyên để lừa ta. Ta điều động quân phục kích trên
đường Bắc Kạn - Cao Bằng. Sau địch rút về Thái Nguyên thực...
Vì ta phán đoán sai nên điều động quân sai và đánh hụt địch. Bộ
đội mệt mà không lập được công”.
Và bài học rút ra là: Khi chưa có điều kiện hiểu rõ về địch thì
nên nêu lên nhiều tình huống và nên đặt giả định là địch mạnh để
khỏi chủ quan.
Về công tác chính trị, phân tích kết luận trong Hội nghị Tổng
Quân ủy ngày 1/1/1948 nói rằng Công tác chính trị không theo kịp
nhiệm vụ quân sự, bản huấn thị nêu rõ: “Ta hơn Pháp là nhờ ở ta
có công tác chính trị, ta vì nước, vì dân tộc mà đánh giặc. Nhưng
nhìn lại ta đã làm được những gì? Cán bộ còn thiếu quyết tâm,
chiến sĩ tinh thần tuy có, nhưng không phát huy được đầy đủ. Qua
những cuộc chiến đấu, không chú ý đến việc củng cố bộ đội, người
ốm, bị thương để rơi rớt và thất lạc lung tung. Sự chôn cất tử sĩ
thiếu chu đáo. Công tác dân vận tuy bộ đội có làm, nhưng còn
khuyết điểm nhiều. Tới đâu thiếu tuyên truyền động viên tinh
thần nhân dân, thiếu giúp đỡ nhân dân, thậm chí có bộ đội còn
phạm kỷ luật dân vận, mượn đồ dùng của dân quên không trả, gây
chuyện xích mích với nhân dân”.
299