Page 356 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 356
chuyển sang giai đoạn mới. Địch buộc phải rút quân khỏi thị xã
Bắc Kạn và nhiều vị trí trên đường Bắc Kạn - Cao Bằng (Phủ
Thông, Nà Phặc, Ngân Sơn) nhưng chúng lại mở rộng phạm vi
chiếm đóng ở trung du và đồng bằng. Từ giữa năm 1949, chúng
đẩy mạnh bao vây ta triệt để về kinh tế, lương thực, không để thóc
gạo lọt ra khỏi vùng tạm chiếm, do đó gạo, muối rất khan hiếm.
Mặt khác, chúng tung giấy bạc Việt Nam giả ra vùng tự do khiến
cho giá gạo ở Việt Bắc tăng vọt .
1
Về trang bị của bộ đội chủ lực, vũ khí chiến lợi phẩm và nhịp
độ sản xuất của ta không theo kịp yêu cầu xây dựng và phát triển
của các đơn vị chủ lực. Hỏa lực công đồn còn rất thiếu thốn. Trong
một số đơn vị chủ lực, nhiều chiến sĩ vẫn còn chiến đấu bằng mác
xung kích. Trong năm này, để thực hiện chủ trương xây dựng một
quân đội nhân dân hùng mạnh, số lượng đầy đủ, trang bị cấp
dưỡng tiến bộ để chuyển sang tổng phản công, trong điều kiện cách
mạng Trung Hoa đã thành công, yêu cầu chiến lược đặt ra là chỉ có
mở thông đường giao lưu quốc tế mới có thể tiếp nhận sự viện trợ
của các nước anh em.
Trả lời câu hỏi nêu lên trong Hội nghị Kháng chiến - Hành
chính: bao giờ mới chuyển sang tổng phản công? Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong cuộc họp
của Hội đồng Chính phủ cuối năm 1949. Trên cơ sở phân tích các
mặt về tương quan lực lượng giữa ta và địch cả về vật chất và tinh
thần, cả trong nước và ngoài nước, Cụ Hồ nói: Sang năm 1950 phải
gấp rút hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để cuộc kháng chiến có
thể chuyển sang tổng phản công, giai đoạn cầm cự sẽ kết thúc,
______________
1. Không ít trường hợp cán bộ quản lý các tổng cục trong Bộ Tổng tư
lệnh phải hàng ngày chạy sang các cơ quan đoàn thể gần đấy để vay gạo.
Nhiều bữa, anh chị em phải ăn khoai, sắn thay cơm. Trong cơ quan tham
mưu, anh em đã nhận xét: Không năm nào rét như mùa khô năm 1947,
không năm nào đói như giáp hạt năm 1949.
354