Page 352 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 352
Sài Gòn ngày 15/6/1949, một cuộc tranh cãi gay gắt đã diễn ra
giữa các ý kiến tán thành và phản đối việc rút ngắn phòng tuyến
đường số 4. Người phản đối kiên quyết nhất chủ trương rút quân
khỏi Cao Bằng là Tướng Alétxăngđri, chỉ huy chiến trường Bắc
Đông Dương. Phái đoàn Rơve về nước sau khi các tướng lĩnh tại
chỗ chỉ “chấp nhận miễn cưỡng trên nguyên tắc” ý kiến của những
người đại diện Pari và từ đó, vấn đề rút ngắn phòng tuyến đường
số 4 chưa được kết luận ngã ngũ đã trở thành đề tài tranh cãi dai
dẳng giữa các tướng lĩnh cầm đầu quân viễn chinh. Sau khi phái
đoàn về nước, cái gọi là kế hoạch Rơve không được chính thức
thông qua vì sự phân hoá sâu sắc giữa các chính khách Pari xung
quanh đường lối chính trị và quân sự đối với Đông Dương. Cái mà
các ký giả gọi là vụ bê bối của các vị tướng chung quanh kế hoạch
chiến lược mới hình thành dẫn đến việc Tổng Tham mưu trưởng
Rơve phải về hưu trước niên hạn, Tướng Bledô bị triệu hồi. Tổng
Chỉ huy Pháp thứ tư - tướng bốn sao Cácpăngchiê sang thay, gần
như đồng thời với nội các Hăngri Cơi bị lật nhào. Sự xuất hiện của
Tướng Cácpăngchiê ở Sài Gòn càng làm cho cuộc xung đột về chủ
trương chiến lược thêm kịch liệt, nhất là sau khi tân Tổng Chỉ huy
bác bỏ thẳng thừng đề nghị của Alétxăngđri. Viên tướng chỉ huy
miền Bắc này chủ trương tập trung chừng 30 tiểu đoàn, mở cuộc
hành binh lớn vào vùng mà ông ta gọi là “khu tứ giác Hồ Chí
Minh” hòng “cải thiện tình hình”.
1
Năm năm chiến tranh xâm lược Đông Dương đã đưa nước
Pháp ngày càng lún sâu vào con đường bế tắc toàn diện, cũng là
quá trình chính quyền Mỹ từng bước công khai hóa âm mưu can
thiệp vào Đông Dương. Mọi việc bắt đầu từ cuộc gặp gỡ giữa hai
ngoại trưởng Pháp Suman và Mỹ Caphơry (Jafferson Caffery)
______________
1. Ý nói tứ giác Tuyên Quang - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Phú Thọ
trên căn cứ địa Việt Bắc.
350